• Phân tích, đánh giá và giám sát chất lượng nước ven bờ ...
    Hiện nay môi trường nước vùng cửa sông ven bờ bị tác động rất mạnh bởi các hoạt động của con người như xây dựng các hồ chứa thượng nguồn, phát triển cảng biển, mở rộng đô thị, nuôi trồng thủy sản, cũng như bởi biến đổi khí hậu. Các vùng biển mở, do chế độ động lực mạnh, đã đưa các chất gây ô nhiễm từ nơi khác đến tích tụ, gây ra suy thoái môi trường nước. Để quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển cần phải có các công cụ quan trắc, đánh giá nhanh và có hiệu quả hiện trạng và biến động môi trường nước vùng ven bờ.
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
  • Khả năng ứng dụng chỉ số hạn Keetch-Byram (KBDI) trong giám sát ...
    Hạn hán được xem là một trong những thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản trên thế giới. Ở Việt Nam, hạn hán có tần suất xảy ra nhiều thứ ba sau lũ lụt và bão. Tính riêng ở Tây Nguyên, theo số liệu thống kê từ năm 1960-2008 số năm bị hạn với các mức độ khác nhau là 36 năm (chiếm 73,5%). Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp, gay gắt hơn.
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
  • Kỹ sư Nguyễn Văn Mạnh tiếp tục được nhận học bổng từ ...
    Kết thúc Khóa học thứ 20 về Viễn thám và GIS của CSSTE-AP, kỹ sư Nguyễn Văn Mạnh là 1 trong 3 học viên xuất sắc nhất, tiếp tục giành được nguồn kinh phí hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc trong vòng 6 tháng để hoàn thành và bảo vệ luận văn Thạc sĩ tại Viện Viễn thám Ấn Độ trong thời gian tới
  • Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế ...
    Báo cáo được PGS. TS. Lại Vĩnh Cẩm, Quyền Viện trưởng Viện Địa lý trình bày tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, ngày 25 tháng 12 năm 2015.
  • Hội thảo khoa học hợp tác giữa Viện Địa lý và Viện ...
    14h00 ngày thứ sáu 27/11/2015, Hội thảo khoa học hợp tác giữa Viện Địa lý với Viện Địa lý Viễn Đông, Liên bang Nga đã được tổ chức tại tầng 8 – Hội trường Viện Địa lý. Hội thảo đã thu hút sự tham dự khá đông đủ của toàn bộ các cán bộ, viên chức của Viện Địa lý.
  • Tác động của lũ lụt đến hoạt động nuôi trồng và khai ...
    Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG - CH) có diện tích khoảng 22.000ha,với nguồn tài nguyên thủy sinh vật phong phú và đóng vai trò rất quan trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản, giao thông đường thủy, du lịch, nông nghiệp, điều hoà khí hậu và môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH). Ước tính có khoảng 300.000 đến 350.000 người sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc vào nguồn lợi của vùng đầm phá, chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh.
  • Đánh giá độ phì tự nhiên của đất Bazan tỉnh Đắk Lắk ...
    Dưới tác động của các quá trình thổ nhưỡng và sau chu kỳ dài độc canh các cây công nghiệp dài ngày, với mức độ thâm canh cao, chất hữu cơ và nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt, độ xốp giảm khiến độ phì tự nhiên và khả năng sản xuất của đất giảm sút nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng hệ thống FCC để đánh giá độ phì tự nhiên của đất bazan ở Đắk Lắk làm cơ sở xác định các yếu tố giới hạn trong sử dụng đất canh tác nông nghiệp.
Liên kết website khác