• Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ...
    Mặc dù trong nhiều năm qua, nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, nhưng tình hình khó khăn trong khai thác và sử dụng nước ở Tây Nguyên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng hạn hán, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra. Trong nghiên cứu này các tác giả sẽ phân tích tình hình nguồn nước, những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp giảm thiều.
  • Diễn biến phát triển nông nghiệp của tỉnh Kon Tum trong giai ...
    Trong những năm vừa qua (2005-2011) ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối ổn định giữa các năm. Tuy vậy, trong đó, ngành lâm nghiệp do tác động của chính sách đóng cửa rừng nên suốt từ năm 2005 đến năm 2011 luôn có tốc độ tăng không cao. Riêng ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2011 tương đối cao (9,1%).
  • Biến đổi khí hậu vùng trung Trung Bộ
    Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về điều kiện khí quyển ở quy mô toàn cầu hoặc ở các vùng trong nhiều thời kỳ khác nhau, có thể từ hàng chục đến hàng triệu năm với biểu hiện có tính đặc thù và quan trọng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự biến đổi của khí hậu mang tính tự nhiên là do quá trình động lực của trái đất và của năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân lớn nhất, chiếm tới 90% các nguyên nhân của BĐKH được xác định có liên quan đến hoạt động của con người. Các phát hiện khoa học chỉ ra rằng: Khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH. Liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thì lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… cũng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Bên cạnh đó, mực nước biển gia tăng đã tác động trực tiếp đến các vùng biển ven bờ làm hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng. Nhiều vùng đất ven biển bị ngập và hàng ngàn ha rừng ngập mặn cũng bị mất.
  • Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp ...
    Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tính trên địa bàn cả nước, đến năm 2011, có gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Nghiệm thu đề tài khoa học: “Phát triển bền vững vùng Tây ...
    Ngày 31/ 3/ 2008, tại trụ sở của Viện (tầng 7, Toà nhà số 1, Liễu Giai-Hà Nội), Viện NC Môi trường và Phát triển bền vững đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học: “Phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Xóa đói giảm nghèo, Bảo vệ tài nguyên nước”. Đây là một trong các đề tài nhánh thuộc hệ đề tài khoa học cấp Viện năm 2007 của Viện NC Môi trường và Phát triển bền vững.
  • Thời gian ngập lũ ở miền Trung có xu hướng tăng lên ...
    Thời gian qua, nhiều cơn bão đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy, khi có mưa to, các tỉnh duyên hải miền Trung xuất hiện lũ và lũ rút chậm khiến hàng ngàn ngôi nhà chìm trong nước kéo dài
  • Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển của ...
    Trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa lý, nhìn lại chặng đường của ngành Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, PGS. TS. Lại Vĩnh Cẩm, Quyền viện trưởng Viện Địa lý đã có bài phát biểu, tổng kết những thành quả chính, những bài học kinh nghiệm từ chặng đường đã qua và những định hướng phát triển của Viện Địa lý trong thời gian tới.
Liên kết website khác