• Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
  • Đoàn Thanh niên Viện HL: Kế hoạch Tổ chức các hoạt động ...
    Thực hiện Kế hoạch số 17KH/ĐTNK-BTG ngày 09/9/2014 của Ban Chấp hành Đoàn Khối các cơ quan Trung ương về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền và sinh hoạt chính trị kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Đoàn Viện xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền và sinh hoạt chính trị kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
  • Đoàn Thanh niên Viện HL: Kế hoạch Tổ chức các hoạt động ...
    Thực hiện Kế hoạch số 15KH/ĐTNK-BTG ngày 29/8/2014 của BCH Đoàn Khối các cơ quan Trung ương về việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -22/122014) và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2014), Ban Thường vụ Đoàn Viện xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, cụ thể như sau:
  • Luận án của nghiên cứu sinh Đỗ Thị Vân Hương chuẩn bị ...
    Ngày 25 tháng 8 năm 2014, Viện Trưởng Viện Địa lý đã ra quyết định số 169/QĐ-ĐL về việc thành lập Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp viện cho NCS Đỗ Thị Vân Hương.
  • Lễ trao bằng Tiến sĩ tại cơ sở đào tạo Viện Địa ...
    Chiều ngày 26 tháng 8 năm 2014, Viện Địa lý đã long trọng tổ chức Lễ trao bằng tiến sĩ cho các tân tiến sĩ Trần Thị Ngân Hà và Dương Thị Nguyên Hà đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại cơ sở đào tạo Viện Địa lý trong năm 2013.
  • Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu Môi trường (lấy ví ...
    Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên trái đất từ hàng trăm năm nay như một sự cảnh tỉnh rằng: con người phải nghĩ cách khai thác, sử dụng thiên nhiên theo những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó đã xuất hiện một khái niệm tổng hợp là: tự nhiên - con người - môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con người trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo chiều hướng tích cực.
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Biến đổi khí hậu vùng trung Trung Bộ
    Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về điều kiện khí quyển ở quy mô toàn cầu hoặc ở các vùng trong nhiều thời kỳ khác nhau, có thể từ hàng chục đến hàng triệu năm với biểu hiện có tính đặc thù và quan trọng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự biến đổi của khí hậu mang tính tự nhiên là do quá trình động lực của trái đất và của năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân lớn nhất, chiếm tới 90% các nguyên nhân của BĐKH được xác định có liên quan đến hoạt động của con người. Các phát hiện khoa học chỉ ra rằng: Khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH. Liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thì lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… cũng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Bên cạnh đó, mực nước biển gia tăng đã tác động trực tiếp đến các vùng biển ven bờ làm hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng. Nhiều vùng đất ven biển bị ngập và hàng ngàn ha rừng ngập mặn cũng bị mất.
Liên kết website khác