• Ứng dụng ảnh vệ tinh trong đánh giá một số đặc điểm ...
    Trong Chương trình Khoa học trọng điểm cấp nhà nước về Công nghệ vũ trụ, Viện Địa chất và Địa vật lý biển đã chủ trì đề tài “Ứng dụng ảnh vệ tinh trong đánh giá một số đặc điểm điều kiện tự nhiên và môi trường trên một số đảo lớn và vùng biển xung quanh thuộc quần đảo Trường Sa phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh”, Mã số: VT/UD-04/14-15, do TS. Đỗ Huy Cường làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện trong thời gian 2 năm và được nghiệm thu cấp nhà nước vào ngày 15/9/2016, xếp loại Khá.
  • Điều tra, đánh giá hiện trạng thoái hóa đất khu vực Điện ...
    Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở miền núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hóa đất chủ yếu ở nước ta là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, bạc màu, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm, khô hạn và sa mạc hóa. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự suy thoái tài nguyên đất Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng do nhiều quá trình tự nhiên, xã hội khác nhau đồng thời tác động. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KHCNVN do PGS. TS. Phạm Quang Vinh chủ trì đã triển khai đề tài VAST.ĐTCB.03/14-15 “Điều tra, đánh giá hiện trạng thoái hóa đất khu vực Điện Biên và Lai Châu bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất bền vững", thực hiện trong thời gian 2014-2016.
  • Viện Địa lý tổ chức chia tay cán bộ về nghỉ hưu ...
    Ngày 13 tháng 6 năm 2017, trong không khí thân mật, Ban lãnh đạo và tập thể Viện Địa lý đã tổ chức Lễ chia tay các cán bộ về nghỉ hưu theo chế độ Nhà nước (năm 2015-2016)
  • Đại hội Công đoàn cơ sở Viện Địa lý nhiệm kỳ 2017-2022 ...
    Sáng nay, 26/5/2017, Đại hội Công đoàn cơ sở Viện Địa lý nhiệm kỳ 2017-2022 đã được tổ chức tại hội trường tầng 9 - nhà A27 Viện Địa lý. Đại hội đã tổng kết các kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2012-2017 và trên cơ sở các kinh nghiệm hoạt động của BCH, đóng góp ý kiến của đại biểu, công đoàn viên đề ra các phương hướng cho hoạt động của nhiệm kỳ tới, đồng thời bầu ra BCH nhiệm kỳ 2017-2025 gồm 5 thành viên.
  • Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh tổng bí ...
    Nhân dịp Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trường Chinh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Tỉnh ủy Nam Định biên soạn và phát hành tài liệu “Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Truờng Chinh (9/2/1907 - 9/2/1917). Ngày 24/01/2017 Đảng ủy Viện Hàn lâm KHCNVN có công văn số 11 -CV/ĐUVHL yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai tuyên truyền kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng bí thư Trường Chinh. Chi ủy Viện Địa lý thực hiện tuyên truyền đề cương này tới toàn bộ đảng viên và cán bộ cơ quan.
  • Đề cương tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc hội ...
    Thực hiện Công văn số 184-CV/BTG ngày 13/12/2016 của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương về việc tuyên tyền kết quả kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV, Công văn chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam số 191-CV/ĐUVHL, Chi ủy Viện Địa lý tiến hành tuyên truyền thông qua trang tin điện tử của Viện Địa lý toàn văn "Đề cương tuyên truyền kết quả kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV" như sau
  • Toàn văn Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII
    Ngày 30-10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW. Đây là nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chi bộ Viện Địa lý trân trọng giới thiệu toàn văn với Đảng viên và cán bộ trong Viện.
  • Nghiên cứu, xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý và khai ...
    Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam. Từ khi chính thức vận hành, ngày 01 tháng 9 năm 2013, vệ tinh đã thu nhận được hàng chục nghìn cảnh ảnh, và như vậy, với tuổi đời theo thiết kế là 05 năm, vệ tinh sẽ chụp được hàng trăm nghìn cảnh ảnh trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ảnh VNREDSat-1 lại không được thiết kế theo hệ thống tọa độ hàng cột như hệ thống K-J của ảnh SPOT, nên hiện nay chưa thể định danh được loại ảnh này. Điều đó gây khó khăn cho công tác tra cứu và quản lý dữ liệu ảnh. Hiện nay, để tra cứu tổng thể dữ liệu ảnh VNREDSat-1 chụp được, cần phải chia làm nhiều công đoạn tìm kiếm thủ công, tốn rất nhiều thời gian, công sức và rất dễ nhầm lẫn.
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
Liên kết website khác