• Hội thảo Ứng dụng viễn thám trong giám sát lúa đồng bằng ...
    Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, được sự đồng ý của Lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, đứng trước tình hình cấp bách về việc ứng phó với biến đổi khí hậu đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Trung tâm Vệ tinh Quốc gia phối hợp cùng với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ tổ chức hội thảo về “Ứng dụng Viễn thám trong giám sát lúa tại đồng bằng sông Cửu Long” trong 2 ngày 24-25/10/2016 tại Tp. Cần Thơ. Hội thảo nhằm giới thiệu đến các nhà quản lý ở ĐBSCL kết quả nghiên cứu ứng dụng dữ liệu viễn thám radar để theo dõi sản xuất lúa ở ĐBSCL và chuẩn bị mạng lưới sử dụng ảnh vệ tinh LOTUSat của Việt Nam trong thời gian tới.
  • Một số tình hình mới liên quan tới khắc phục hậu quả ...
    Ngày 04/11/2016, Ban Tuyên giáo - Đảng ủy Khối ccs Cơ quan TW có công văn số 158-CV/BTG về việc gửi tài liệu tuyên truyền về tình hình liên quan đến khắc phục sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung, theo chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm KHCNVN, Chi Ủy Viện Địa lý triển khai tài liệu "Một số tình hình mới liên quan tới khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung" và một số thông tin liên quan tới toàn thể Đảng viên, cán bộ, viên chức và người lao động Viện Địa lý được biết.
  • Toàn văn Nghị quyết Trung ương 4 - Khóa XII
    Ngày 30-10, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW. Đây là nghị quyết về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Chi bộ Viện Địa lý trân trọng giới thiệu toàn văn với Đảng viên và cán bộ trong Viện.
  • Thông báo về Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái ...
    Ngày 23/11/2016, Viện Địa lý nhận được Thông báo số 851/TB-STTNSV ngày 05/10/2016 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật về việc tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Ban lãnh đạo Viện đã sao gửi các phòng và thông qua website Viện Địa lý để toàn thể cán bộ khoa học của Viện nắm được thông tin về Hội nghị
  • Nghiên cứu, xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý và khai ...
    Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam. Từ khi chính thức vận hành, ngày 01 tháng 9 năm 2013, vệ tinh đã thu nhận được hàng chục nghìn cảnh ảnh, và như vậy, với tuổi đời theo thiết kế là 05 năm, vệ tinh sẽ chụp được hàng trăm nghìn cảnh ảnh trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ảnh VNREDSat-1 lại không được thiết kế theo hệ thống tọa độ hàng cột như hệ thống K-J của ảnh SPOT, nên hiện nay chưa thể định danh được loại ảnh này. Điều đó gây khó khăn cho công tác tra cứu và quản lý dữ liệu ảnh. Hiện nay, để tra cứu tổng thể dữ liệu ảnh VNREDSat-1 chụp được, cần phải chia làm nhiều công đoạn tìm kiếm thủ công, tốn rất nhiều thời gian, công sức và rất dễ nhầm lẫn.
  • Đánh giá xu thế biến đổi khí hậu trên khu vực Tây ...
    Nhằm góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (nay là Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) chủ trì thực hiện đề tài TN3/T25 "Nghiên cứu điều kiện khí hậu nông nghiệp phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phòng tránh thiên tai vùng Tây Nguyên" từ tháng 01/2013. Đây là đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 (Chương trình do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì).
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
  • Khả năng ứng dụng chỉ số hạn Keetch-Byram (KBDI) trong giám sát ...
    Hạn hán được xem là một trong những thiên tai gây thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản trên thế giới. Ở Việt Nam, hạn hán có tần suất xảy ra nhiều thứ ba sau lũ lụt và bão. Tính riêng ở Tây Nguyên, theo số liệu thống kê từ năm 1960-2008 số năm bị hạn với các mức độ khác nhau là 36 năm (chiếm 73,5%). Trong những năm gần đây, do biến đổi khí hậu toàn cầu, tình hình hạn hán diễn biến ngày càng phức tạp, gay gắt hơn.
  • Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 ...
    Theo chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chi ủy Viện Địa lý thực hiện công tác tuyên truyền "Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 - 19-12-2016)" đến toàn thể đảng viên, cán bộ, viên chức trong và ngoài Viện Địa lý thông qua các hoạt động tuyên tuyền gồm băng rôn, khẩu hiệu và trang thông tin điện tử. Để ôn lại những mốc son trong lịch sử 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến - 19/12/1946, chúng ta cùng nhìn lại bối cảnh lịch sử dẫn đến chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến, toàn văn lời kêu gọi "Toàn quốc Kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo và toàn bộ các tầng lớp nhân dân để hướng đến thắng lợi vẻ vang trước Thực dân Pháp xâm lược.
Liên kết website khác