• Lịch bảo vệ Đề tài cấp cơ sở và nhiệm vụ cơ ...
    Theo thông báo số 06/HDKH16-18 của Hội đồng Khoa học Viện Địa lý ngày 11 tháng 12 năm 2017. Lịch bảo vệ đề tài cấp cơ sở của các phòng diễn ra từ 8:30 đến hết ngày 18/12/2017. Lịch bảo vệ nhiệm vụ cơ sở cho cán bộ trẻ năm 2017 sẽ diễn ra từ 8:30 đến 10:00 ngày 19/12/2017
  • Ứng dụng ảnh vệ tinh trong đánh giá một số đặc điểm ...
    Trong Chương trình Khoa học trọng điểm cấp nhà nước về Công nghệ vũ trụ, Viện Địa chất và Địa vật lý biển đã chủ trì đề tài “Ứng dụng ảnh vệ tinh trong đánh giá một số đặc điểm điều kiện tự nhiên và môi trường trên một số đảo lớn và vùng biển xung quanh thuộc quần đảo Trường Sa phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh”, Mã số: VT/UD-04/14-15, do TS. Đỗ Huy Cường làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện trong thời gian 2 năm và được nghiệm thu cấp nhà nước vào ngày 15/9/2016, xếp loại Khá.
  • Điều tra, đánh giá hiện trạng thoái hóa đất khu vực Điện ...
    Thoái hóa đất đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng rộng lớn ở nước ta, đặc biệt là ở miền núi, nơi tập trung hơn 3/4 quỹ đất. Các dạng thoái hóa đất chủ yếu ở nước ta là xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì nhiêu thấp và mất cân bằng dinh dưỡng, đất chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, bạc màu, đất ngập úng, lũ quét, đất trượt và sạt lở, đất bị ô nhiễm, khô hạn và sa mạc hóa. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự suy thoái tài nguyên đất Việt Nam nói chung và Tây Bắc nói riêng do nhiều quá trình tự nhiên, xã hội khác nhau đồng thời tác động. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KHCNVN do PGS. TS. Phạm Quang Vinh chủ trì đã triển khai đề tài VAST.ĐTCB.03/14-15 “Điều tra, đánh giá hiện trạng thoái hóa đất khu vực Điện Biên và Lai Châu bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS) nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và sử dụng đất bền vững", thực hiện trong thời gian 2014-2016.
  • Viện Địa lý tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Viện ...
    Ngày 27/4/2017, Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cán bộ chủ chốt và các nhà khoa học có uy tín của Viện Địa lý đã có buổi trò chuyện, trao đổi xung quanh các vấn đề quan tâm chung giữa Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Địa lý và Viện Nghiên cứu khoa học Địa lý và Tài nguyên thiên nhiên (IGSNRR) thuộc Viện hàn lâm Khoa học Trung Hoa (CAS) nhân dịp đoàn đại biểu của CAS có chuyến thăm và làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • Ứng dụng ảnh vệ tinh VNREDSat-1 để xây dựng cơ sở dữ ...
    Nhu cầu về sử dụng dữ liệu ảnh viễn thám trong các hoạt động quân sự trên biển, mặt đất và không gian đang phát triển mạnh mẽ. Các hệ thống vũ khí công nghệ cao đều yêu cầu thông tin chiết xuất từ dữ liệu viễn thám như là đầu vào để hoạt động có hiệu quả.
  • Thông báo về Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái ...
    Ngày 23/11/2016, Viện Địa lý nhận được Thông báo số 851/TB-STTNSV ngày 05/10/2016 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật về việc tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Ban lãnh đạo Viện đã sao gửi các phòng và thông qua website Viện Địa lý để toàn thể cán bộ khoa học của Viện nắm được thông tin về Hội nghị
  • Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám giám sát hạn hán ...
    Ở Tây Nguyên, trong mùa khô năm 2013, chỉ tính riêng với hai cây trồng cà phê và hồ tiêu, tổng diện tích bị ảnh hưởng do hạn hán đã lên tới 84.887 ha, trong đó diện tích bị mất trắng là 245,3 ha. Việc giám sát hạn hán là rất quan trọng, trong đó, số liệu chính xác để đánh giá những tác động và giám sát quá trình của hạn hán là then chốt. Phương pháp truyền thống trong giám sát và đánh giá hạn hán dựa vào số liệu mưa còn hạn chế vì trong khu vực không có trạm quan trắc mưa, và điều quan trọng là khó thu được số liệu trong thời gian thực. Ngoài ra, hạn hán thường xảy ra trên diện rộng, việc quan trắc bằng các phương pháp truyền thống rất khó khăn, nhất là khi thiếu đầu tư cho hệ thống quan trắc bề mặt. Vì thế, những số liệu vệ tinh quan trắc trái đất (EOS) đang được các nước trên thế giới sử dụng hiệu quả, và rất đáng được quan tâm trong việc đánh giá và giám sát hạn hán ở nước ta.
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý, giám sát ...
    Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 nêu mục tiêu: Hoàn thành xác định ranh giới, cắm mốc các phân khu chức năng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng; phân định rõ ràng diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác với diện tích quy hoạch cho hệ thống rừng đặc dụng nhằm phát triển hài hoà công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Và Ban hành quy định hướng dẫn kiểm tra, giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học trong khu rừng đặc dụng nhằm bảo tồn và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng phá rừng, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng trái phép.
Liên kết website khác