• Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
  • Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ...
    Mặc dù trong nhiều năm qua, nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, nhưng tình hình khó khăn trong khai thác và sử dụng nước ở Tây Nguyên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng hạn hán, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra. Trong nghiên cứu này các tác giả sẽ phân tích tình hình nguồn nước, những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp giảm thiều.
  • Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường ...
    Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Nghiên cứu phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên ...
    Khí hậu là một thành phần quan trọng thành tạo nên các cảnh quan địa lý, mối quan hệ của khí hậu với các thành phần khác cùng với nhịp điệu mùa của khí hậu quyết định sự tồn tại và phát triển của các cảnh quan. Hệ thực vật nhiệt đới gió mùa (NĐGM) muôn màu muôn vẻ với sự luân phiên của các kiểu thảm thực vật, với sự đan xen của các loài thực vật trên một vùng lãnh thổ, đôi khi chỉ có thể dựa vào các kết quả nghiên cứu về điều kiện sinh khí hậu (SKH) mới có thể lý giải được. Hiện nay, khi mà những hoạt động sản xuất, khai thác nông lâm nghiệp của con người ngày càng mạnh mẽ thì việc tìm hiểu các quy luật hình thành, phát triển của các kiểu thảm thực vật (trên cơ sở nguồn gốc phát sinh) để hiểu biết hơn nữa những quy luật về diễn thế sinh thái của thảm thực vật lại càng thêm cần thiết. Các kết quả nghiên cứu SKH này cho ta những cơ sở khoa học trong việc việc đề xuất những định hướng phát triển sản xuất, bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lý, làm sao để việc sử dụng tài nguyên SKH cho phát triển nông lâm nghiệp được phù hợp với các quy luật của tự nhiên lãnh thổ và cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bầy các kết quả nghiên cứu đặc điểm tài nguyên khí hậu, phân kiểu, phân loại SKH vùng Đông Bắc nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá các điều kiện SKH phục vụ cho bố trí hợp lý, phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp địa phương.
  • Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tỉnh Quảng ...
    Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc và nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với 250 km đường bờ biển, trong đó có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000 ha eo vịnh, 2.077 hòn đảo [1], [3]. Vì vậy, Quảng Ninh là một trong số các địa phương hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho phát triển kinh tế biển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên biển đảo hiện có.
  • Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
  • Thông báo về việc tổ chức Hội thảo nhóm các nhiệm vụ ...
    Ngày 2/1/2014, Ban chủ nhiệm Chương trình Tây Nguyên 3 ra Quyết định số 01/QĐ-CTTN3 về việc tổ chức Hội thảo nhóm các nhiệm vụ khoa học xã hội thuộc Chương trình Tây Nguyên 3.
Liên kết website khác