• Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào? ...
    2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn.
  • Ký kết hợp tác giữa Viện Địa lý thuộc Viện Hàn lâm ...
    Nhằm mở rộng và tăng cường hợp tác khoa học với Liên bang Nga, một đối tác truyền thống trước đây của Việt Nam, nhận lời mời của GS. Viện sỹ P.YA. Baklanov, Viện trưởng Viện Địa lý Thái Bình Dương thuộc phân viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Viện Địa lý (IG) thuộc Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam (VAST) đã cử đoàn đại biểu sang Liên bang Nga công tác từ ngày 23/5 đến 29/5/2015 và ký kết thỏa thuận khung hợp tác giữa hai Viện.
  • Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
  • Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường ...
    Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ
  • Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
    Biên niên các sự kiện chính liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ thế kỷ 19 đến nay
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển của ...
    Trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa lý, nhìn lại chặng đường của ngành Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, PGS. TS. Lại Vĩnh Cẩm, Quyền viện trưởng Viện Địa lý đã có bài phát biểu, tổng kết những thành quả chính, những bài học kinh nghiệm từ chặng đường đã qua và những định hướng phát triển của Viện Địa lý trong thời gian tới.
  • Viện Địa lý bàn giao kết quả nghiên cứu, các trang thiết ...
    Ngày 19/8/2013, Đoàn công tác Viện Địa lý đã sang thăm, làm việc tại Savannakhet và tổ chức bàn giao kết quả nghiên cứu, trang thiết bị công nghệ cho Sở KH&CN tỉnh Savannakhet trong khuôn khổ Nhiệm vụ Hợp tác quốc tế về KH&CN theo Nghị định thư.
Liên kết website khác