• Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu Môi trường (lấy ví ...
    Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên trái đất từ hàng trăm năm nay như một sự cảnh tỉnh rằng: con người phải nghĩ cách khai thác, sử dụng thiên nhiên theo những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó đã xuất hiện một khái niệm tổng hợp là: tự nhiên - con người - môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con người trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo chiều hướng tích cực.
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Biến đổi khí hậu vùng trung Trung Bộ
    Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về điều kiện khí quyển ở quy mô toàn cầu hoặc ở các vùng trong nhiều thời kỳ khác nhau, có thể từ hàng chục đến hàng triệu năm với biểu hiện có tính đặc thù và quan trọng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự biến đổi của khí hậu mang tính tự nhiên là do quá trình động lực của trái đất và của năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân lớn nhất, chiếm tới 90% các nguyên nhân của BĐKH được xác định có liên quan đến hoạt động của con người. Các phát hiện khoa học chỉ ra rằng: Khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH. Liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thì lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… cũng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Bên cạnh đó, mực nước biển gia tăng đã tác động trực tiếp đến các vùng biển ven bờ làm hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng. Nhiều vùng đất ven biển bị ngập và hàng ngàn ha rừng ngập mặn cũng bị mất.
  • Bảo vệ đề cương Đề tài khoa học trẻ Viện Địa lý ...
    Ngày 6/5/2014, 7 cán bộ trẻ của Viện Địa lý đã trình bày đề cương nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2014 trước Hội đồng Khoa học Viện Địa lý. Đây là các đề tài thuộc chương trình hỗ trợ cán bộ trẻ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • Nghiên cứu phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên ...
    Khí hậu là một thành phần quan trọng thành tạo nên các cảnh quan địa lý, mối quan hệ của khí hậu với các thành phần khác cùng với nhịp điệu mùa của khí hậu quyết định sự tồn tại và phát triển của các cảnh quan. Hệ thực vật nhiệt đới gió mùa (NĐGM) muôn màu muôn vẻ với sự luân phiên của các kiểu thảm thực vật, với sự đan xen của các loài thực vật trên một vùng lãnh thổ, đôi khi chỉ có thể dựa vào các kết quả nghiên cứu về điều kiện sinh khí hậu (SKH) mới có thể lý giải được. Hiện nay, khi mà những hoạt động sản xuất, khai thác nông lâm nghiệp của con người ngày càng mạnh mẽ thì việc tìm hiểu các quy luật hình thành, phát triển của các kiểu thảm thực vật (trên cơ sở nguồn gốc phát sinh) để hiểu biết hơn nữa những quy luật về diễn thế sinh thái của thảm thực vật lại càng thêm cần thiết. Các kết quả nghiên cứu SKH này cho ta những cơ sở khoa học trong việc việc đề xuất những định hướng phát triển sản xuất, bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lý, làm sao để việc sử dụng tài nguyên SKH cho phát triển nông lâm nghiệp được phù hợp với các quy luật của tự nhiên lãnh thổ và cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bầy các kết quả nghiên cứu đặc điểm tài nguyên khí hậu, phân kiểu, phân loại SKH vùng Đông Bắc nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá các điều kiện SKH phục vụ cho bố trí hợp lý, phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp địa phương.
  • Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tỉnh Quảng ...
    Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc và nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với 250 km đường bờ biển, trong đó có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000 ha eo vịnh, 2.077 hòn đảo [1], [3]. Vì vậy, Quảng Ninh là một trong số các địa phương hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho phát triển kinh tế biển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên biển đảo hiện có.
  • Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
  • Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn nước cho các hoạt động ...
    Mô hình SWAT ứng dụng cho lưu vực sông Mã cho kết quả phù hợp giữa tính toán và thực đo. Điều này thể hiện chế độ dòng chảy của lưu vực sông Mã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ mưa và tình hình khí hậu trên lưu vực và vấn đề sử dụng bản đồ sử dụng đất của năm 1999 và 2005 sát với thực tế.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp ...
    Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tính trên địa bàn cả nước, đến năm 2011, có gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Liên kết website khác