• Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Phát biểu chúc mừng lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện ...
    Trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa lý, GS. TS Nguyễn Cao Huần, Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam đã có bài phát biểu khẳng định vai trò của Viện Địa lý trong các hoạt động của Hội Địa lý Việt Nam đồng thời chúc mừng lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Viện Địa lý.
  • Chương trình Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ VII, ngày ...
    Chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và hướng tới 25 năm ngày thành lập Hội Địa lý Việt Nam, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Hội Địa lý Việt Nam phối hợp với Hội Địa lý tỉnh Thái Nguyên và Đại học Thái Nguyên tổ chức Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII với chủ đề “Khoa học Địa lý phục vụ chiến lược phát triển bền vững các vùng lãnh thổ và biển đảo Việt Nam”.
  • Hội thảo kết thúc nhiệm vụ hợp tác quốc tế về “Đánh ...
    Ngày 25/11/2011, tại Viện Địa lý đã diễn ra Hội thảo kết thúc nhiệm vụ hợp tác quốc tế về “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và hoang mạc hoá đến môi trường và xã hội khu vực Nam Trung Bộ (Nghiên cứu thí điểm cho tỉnh Bình Thuận)”. Đây là nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư giữa Viện Địa lý, Viện KHCNVN và Viện Nghiên cứu công nghệ cộng đồng Flemish (VITO), Đại học Liege và Đại học Leuven, Bỉ.
Liên kết website khác