• Giới thiệu phòng truyền thống Viện Địa lý
    Trải qua hơn 40 năm lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển, Viện Địa lý ban đầu từ một tổ Địa lý sinh vật thuộc Ban Sinh vật - Địa học, thuộc Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước, chỉ với vài biên chế, lực lượng cán bộ mỏng, chuyên môn ít ỏi, nay đã trở thành một Viện nghiên cứu chuyên môn Địa lý học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với lực lượng nghiên cứu đông đảo, chuyên môn Địa lý sâu rộng. Trong quá trình đó, thành quả nghiên cứu khoa học cũng như những thành công khác của tập thể cán bộ Viện Địa lý đã được ghi nhận bằng những tấm huân chương, những lá cờ thi đua, những bằng khen, những chuyên khảo, những tập công trình, những cuốn sách khoa học hay những bằng công nhận về những đóng góp cho khoa học Địa lý nói riêng và khoa học nước nhà nói chung.
  • Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường ...
    Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ
  • Quần đảo Trường Sa
    Người Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, người Anh, người Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo. Philipines gọi là Kalayaan. Nhật gọi là Shinan Guto.
  • Quần đảo Hoàng Sa
    Quần đảo Hoàng Sa nằm trong một phạm vi khoảng 15.000 km2, giữa kinh tuyến khoảng 111 độ Đông đến 113 độ Đông, khoảng 95 hải lý(1 hải lý = 1,853 km), từ 17o05’ xuống 15o45’ độ vĩ Bắc, khoảng 90 hải lý; xung quanh là độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thường dưới 100m.
  • Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
    Biên niên các sự kiện chính liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ thế kỷ 19 đến nay
  • Vài nét về địa lý tự nhiên vùng biển Việt Nam
    Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, giữ vị trí chiến lược về địa - chính trị và địa - kinh tế. Với bờ biển dài hơn 3.260 km trải dài từ Bắc tới Nam, từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã là của người Việt. Lịch sử các triều đại cùng hoạt động liên tục của người Việt hàng trăm năm trước đến nay trên hai quần đảo này cũng như theo tập quán và luật pháp quốc tế là những cơ sở để khẳng định điều đó
  • Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu Môi trường (lấy ví ...
    Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên trái đất từ hàng trăm năm nay như một sự cảnh tỉnh rằng: con người phải nghĩ cách khai thác, sử dụng thiên nhiên theo những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó đã xuất hiện một khái niệm tổng hợp là: tự nhiên - con người - môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con người trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo chiều hướng tích cực.
  • Biến đổi khí hậu vùng trung Trung Bộ
    Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về điều kiện khí quyển ở quy mô toàn cầu hoặc ở các vùng trong nhiều thời kỳ khác nhau, có thể từ hàng chục đến hàng triệu năm với biểu hiện có tính đặc thù và quan trọng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự biến đổi của khí hậu mang tính tự nhiên là do quá trình động lực của trái đất và của năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân lớn nhất, chiếm tới 90% các nguyên nhân của BĐKH được xác định có liên quan đến hoạt động của con người. Các phát hiện khoa học chỉ ra rằng: Khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH. Liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thì lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… cũng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Bên cạnh đó, mực nước biển gia tăng đã tác động trực tiếp đến các vùng biển ven bờ làm hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng. Nhiều vùng đất ven biển bị ngập và hàng ngàn ha rừng ngập mặn cũng bị mất.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Phát biểu chúc mừng lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện ...
    Trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa lý, GS. TS Nguyễn Cao Huần, Chủ tịch Hội Địa lý Việt Nam đã có bài phát biểu khẳng định vai trò của Viện Địa lý trong các hoạt động của Hội Địa lý Việt Nam đồng thời chúc mừng lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Viện Địa lý.
Liên kết website khác