• PGS. TSKH. Nguyễn Văn Cư, nhà khoa học với nhiều công trình ...
    Báo nhân dân (2006): Hơn 10 năm qua, với nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề khoa học - công nghệ thuộc các lĩnh vực về điều kiện tự nhiên tài nguyên và các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan; đánh giá và dự báo các biến động môi trường địa lý do tác động của quá trình tự nhiên và con người nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ của cả nước, Viện địa lý, trong đó có đóng góp to lớn của PGS, TSKH Nguyễn Văn Cư đã triển khai, thực hiện thành công hơn 20 đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước và cấp Bộ.
  • TS.Đào Đình Châm được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Viện trưởng ...
    Ngày 21/9/2018, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ra quyết định bổ nhiệm ông Đào Đình Châm, trưởng phòng Quản lý tổng hợp, trưởng phòng Địa lý Biển và Hải Đảo, Viện Địa lý, giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Địa lý. Ông Đào Đình Châm bắt đầu thực hiện nhiệm vụ Phó Viện trưởng Viện Địa lý từ ngày 01/10/2015.
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường ĐH Công nghệ Suranaree ...
    13h30 ngày thứ ba, 29/09/2015, lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa trường Đại học Công nghệ Suranaree (Thái Lan) và Viện Địa lý đã được tổ chức tại hội trường tầng 8 - Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào? ...
    2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn.
  • Đánh giá độ phì tự nhiên của đất Bazan tỉnh Đắk Lắk ...
    Dưới tác động của các quá trình thổ nhưỡng và sau chu kỳ dài độc canh các cây công nghiệp dài ngày, với mức độ thâm canh cao, chất hữu cơ và nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt, độ xốp giảm khiến độ phì tự nhiên và khả năng sản xuất của đất giảm sút nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng hệ thống FCC để đánh giá độ phì tự nhiên của đất bazan ở Đắk Lắk làm cơ sở xác định các yếu tố giới hạn trong sử dụng đất canh tác nông nghiệp.
  • Bàn về tài nguyên không gian
    Không gian là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và đối với khoa học Địa lý nó là một thuật ngữ cơ hữu. Người ta thường nói đến không gian với những ngụ ý về cặp phạm trù “không gian và thời gian” (“Raum und Zeit” - Kant, Goethe), về không gian vũ trụ (l'espace cosmique), không gian Trái Đất (l'espace terrestre), không gian cư trú của nhân loại (écoumène), về khoảng cách, về một nơi chốn, một địa điểm, một không gian cần vượt qua hay cần chinh phục, không gian văn hóa, không gian kinh tế, không gian sinh tồn, v.v. Dù là dùng với nghĩa nào trong số nói trên, khái niệm này cũng hàm chứa khía cạnh có giá trị đối với con người (tức là về tài nguyên), đặc biệt là trong khái niệm về không gian địa lý với tư cách là phần bề mặt Trái Đất được con người sử dụng và sắp xếp, quy hoạch cho những hoạt động xã hội đa dạng và phức tạp của mình.
  • Thông báo về buổi bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Cơ ...
    Buổi bảo vệ của NCS. Lê Phúc Chi Lăng với đề tài "Nghiên cứu tổng hợp lớp phủ thổ nhưỡng tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển nông lâm nghiệp bền vững". Mã số: 62 44 02 19. Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường sẽ diễn ra vào lúc 8h30' ngày 20/7/2015.
  • Thông tin về Hội thảo 2015 International Conference on Earth
    Từ ngày từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 6 năm 2015, tại thành phố Cảng Cao Hùng, Đài Loan, Hội Quan sát trái đất Đài Loan (TGEO) và trường Đại học Hải Dương Cao Hùng đã đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế về Quan sát Trái đất và những tác động đối với xã hội.
Liên kết website khác