• Quần đảo Trường Sa
    Người Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, người Anh, người Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies. Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo. Philipines gọi là Kalayaan. Nhật gọi là Shinan Guto.
  • Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu Môi trường (lấy ví ...
    Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên trái đất từ hàng trăm năm nay như một sự cảnh tỉnh rằng: con người phải nghĩ cách khai thác, sử dụng thiên nhiên theo những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó đã xuất hiện một khái niệm tổng hợp là: tự nhiên - con người - môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con người trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo chiều hướng tích cực.
  • Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Lễ chúc mừng các nhà giáo được công nhận chức danh Giáo ...
    Ngày 27/9/2013, Viện Hàn lâm KHCNVN long trọng tổ chức Lễ chúc mừng các nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2012 và được bổ nhiệm chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2013. Tham dự buổi lễ, có GS.Châu Văn Minh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện, GS. Nguyễn Đình Công, Phó Chủ tịch Viện, PGS.TS. Hà Duy Ngọ, Phó bi thư thường trực Đảng ủy và Lãnh đạo các đơn vị giúp Chủ tịch Viện
  • Cuộc chiến đất đai giữa con người và sếu đầu đỏ
    Nằm trong chương trình nghiên cứu về bảo tồn sinh thái cảnh quan núi đá vôi Hòn Chông Kiên Lương, ngày 29 và 30/3 nhóm nghiên cứu của Trung tâm Đa dạng sinh học và Phát triển (CBD) có mặt tại cánh đồng cỏ bàng xã Phú Mỹ.
  • Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ...
    Trong hai ngày 29 và 30/5/2012, tại Viện KHCNVN đã diễn ra Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhiệm kỳ 2012 – 2017.
  • Hội thảo 15 năm đào tạo sau đại học - hợp tác ...
    Viện Địa lý, Viện KHCNVN là viện nghiên cứu đầu ngành đồng thời là một trung tâm đào tạo sau đại học mạnh của ngành địa lý, ngành khoa học trái đất ở Việt Nam. Để nhìn lại lịch sử 40 năm phát triển của Viện nói chung và đánh giá kết quả, trao đổi kinh nghiệm nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng của công tác đào tạo sau đại học nói riêng, sáng ngày 20/5/2011, Viện Địa lý đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “15 năm đào tạo sau đại học - hợp tác phát triển”
Liên kết website khác