• Biến đổi khí hậu vùng trung Trung Bộ
    Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về điều kiện khí quyển ở quy mô toàn cầu hoặc ở các vùng trong nhiều thời kỳ khác nhau, có thể từ hàng chục đến hàng triệu năm với biểu hiện có tính đặc thù và quan trọng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự biến đổi của khí hậu mang tính tự nhiên là do quá trình động lực của trái đất và của năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân lớn nhất, chiếm tới 90% các nguyên nhân của BĐKH được xác định có liên quan đến hoạt động của con người. Các phát hiện khoa học chỉ ra rằng: Khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH. Liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thì lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… cũng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Bên cạnh đó, mực nước biển gia tăng đã tác động trực tiếp đến các vùng biển ven bờ làm hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng. Nhiều vùng đất ven biển bị ngập và hàng ngàn ha rừng ngập mặn cũng bị mất.
  • Nghiên cứu phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên ...
    Khí hậu là một thành phần quan trọng thành tạo nên các cảnh quan địa lý, mối quan hệ của khí hậu với các thành phần khác cùng với nhịp điệu mùa của khí hậu quyết định sự tồn tại và phát triển của các cảnh quan. Hệ thực vật nhiệt đới gió mùa (NĐGM) muôn màu muôn vẻ với sự luân phiên của các kiểu thảm thực vật, với sự đan xen của các loài thực vật trên một vùng lãnh thổ, đôi khi chỉ có thể dựa vào các kết quả nghiên cứu về điều kiện sinh khí hậu (SKH) mới có thể lý giải được. Hiện nay, khi mà những hoạt động sản xuất, khai thác nông lâm nghiệp của con người ngày càng mạnh mẽ thì việc tìm hiểu các quy luật hình thành, phát triển của các kiểu thảm thực vật (trên cơ sở nguồn gốc phát sinh) để hiểu biết hơn nữa những quy luật về diễn thế sinh thái của thảm thực vật lại càng thêm cần thiết. Các kết quả nghiên cứu SKH này cho ta những cơ sở khoa học trong việc việc đề xuất những định hướng phát triển sản xuất, bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lý, làm sao để việc sử dụng tài nguyên SKH cho phát triển nông lâm nghiệp được phù hợp với các quy luật của tự nhiên lãnh thổ và cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bầy các kết quả nghiên cứu đặc điểm tài nguyên khí hậu, phân kiểu, phân loại SKH vùng Đông Bắc nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá các điều kiện SKH phục vụ cho bố trí hợp lý, phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp địa phương.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Nghiệm thu đề tài khoa học: "Phát triển bền vững nông thôn ...
    Ngày 28/3/ 2008, tại trụ sở của Viện (Tòa nhà Số 1 - Liễu Giai, Hà Nội), Viện Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học: "Phát triển bền vững nông thôn vùng Bắc Trung Bộ: Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, bảo vệ nguồn tài nguyên đất".
  • Thời gian ngập lũ ở miền Trung có xu hướng tăng lên ...
    Thời gian qua, nhiều cơn bão đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy, khi có mưa to, các tỉnh duyên hải miền Trung xuất hiện lũ và lũ rút chậm khiến hàng ngàn ngôi nhà chìm trong nước kéo dài
  • Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển của ...
    Trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa lý, nhìn lại chặng đường của ngành Địa lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, PGS. TS. Lại Vĩnh Cẩm, Quyền viện trưởng Viện Địa lý đã có bài phát biểu, tổng kết những thành quả chính, những bài học kinh nghiệm từ chặng đường đã qua và những định hướng phát triển của Viện Địa lý trong thời gian tới.
  • Chương trình Hội nghị Địa lý toàn quốc lần thứ VII, ngày ...
    Chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và hướng tới 25 năm ngày thành lập Hội Địa lý Việt Nam, được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Hội Địa lý Việt Nam phối hợp với Hội Địa lý tỉnh Thái Nguyên và Đại học Thái Nguyên tổ chức Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII với chủ đề “Khoa học Địa lý phục vụ chiến lược phát triển bền vững các vùng lãnh thổ và biển đảo Việt Nam”.
Liên kết website khác