• Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
  • Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu Môi trường (lấy ví ...
    Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên trái đất từ hàng trăm năm nay như một sự cảnh tỉnh rằng: con người phải nghĩ cách khai thác, sử dụng thiên nhiên theo những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó đã xuất hiện một khái niệm tổng hợp là: tự nhiên - con người - môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con người trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo chiều hướng tích cực.
  • Chuyên khảo "Địa mao Việt Nam: Cấu trúc - Tài nguyên - ...
    Sách do GS.TSKH Lê Đức An (chủ biên) và TS. Uông Đình Khanh biên soạn. Đây là cuốn sách đầu tiên và là một công trình cơ bản tổng kết khá đầy đủ về đặc điểm địa mạo lãnh thổ Việt Nam cả trên đất liền và Biển Đông; là kết quả dày công nghiên cứu của các tác giả, đặc biệt là của GS.TSKH Lê Đức An- người đã có trên 50 năm nghiên cứu, điều tra, khảo sát địa mạo Việt Nam.
  • Hội thảo khoa học “Các vấn đề trong nghiên cứu và giảng ...
    Nhằm chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập và phát triển, ngày 2/06/2012 Khoa Địa lý, trường Đại học KHXH&NV - Đại học QGTPHCM tổ chức Hội thảo “Các vấn đề trong nghiên cứu và giảng dạy địa lý”...
  • Hướng tới mặt trời
    Ước mơ đặt chân lên mặt trời của các nhà thiên văn Pháp bấy lâu nay cuối cùng đã trở thành hiện thực. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa lựa chọn những thiết bị do LESIA1 ở Meudon và LPC2E2 ở Orléans thiết kế để trang bị cho tàu vũ trụ Solar Probe Plus đến mặt trời trong tương lai. Con tàu này sẽ được phóng lần đầu năm 2018 và đây sẽ là tàu vũ trụ thám hiểm đầu tiên bay vào vùng khí quyển bên ngoài mặt trời (vầng hào quang, vầng sáng quanh mặt trời)
Liên kết website khác