• Đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á ...
    Tây Nam Bộ là đồng bằng lớn ở phần tận cùng phía Nam đất nước. Với diện tích lên đến 40.000km2, châu thổ này là đứa con đẻ của sông lớn Cửu Long. Vùng đất này có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và nền khí hậu điều hòa. Chế độ khí hậu liên quan với chế độ cận xích đạo gió mùa đặc sắc riêng, có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa khô ẩm biểu hiện cả ở lượng mưa, số ngày mưa, lượng mây và độ ẩm tương đối. Khí hậu lại chính là nguồn tài nguyên thiết yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Vùng đồng bằng ven biển số ngày nắng trên 200 ngày, trong đó có hơn 180 ngày có thời tiết thích hợp cho sức khỏe con người, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng, luôn nằm ở vùng nhiệt độ dễ chịu đối với sức khỏe con người 20 – 250C, thoáng gió và trong lành nên có tác dụng làm dịu bệnh tật. Tiến hành đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á vùng Tây Nam Bộ là dựa trên những phân tích, tổng hợp các chỉ số về nhiệt, ẩm, áp suất, gió và xét đến cả các hiện tượng thời tiết đặc biệt để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên khí hậu thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng theo các ngưỡng: rất thích hợp, thích hợp, tương đối thích hợp, không thích hợp.
  • Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tỉnh Quảng ...
    Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc và nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với 250 km đường bờ biển, trong đó có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000 ha eo vịnh, 2.077 hòn đảo [1], [3]. Vì vậy, Quảng Ninh là một trong số các địa phương hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho phát triển kinh tế biển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên biển đảo hiện có.
  • Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
    Đảng viên, cán bộ Viện Địa lý cần tham khảo Hiến pháp mới dựa trên Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua sáng 28/11/2013.
  • Lễ ra mắt trung tâm Nghiên cứu KARST và Hang động
    Được sự cho phép của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Công văn số 29/VHL-TCCB, ngày 7/1/2014) giao Viện Địa chất phối hợp với Viện Địa lý thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, ngày 18/2/2014, Viện trưởng Viện Địa chất TS. Trần Tuấn Anh đã ký quyết định số 22/QĐ-VĐC thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, đồng thời bổ nhiệm TS. Vũ Thị Minh Nguyệt làm Giám đốc Trung tâm. Về phía Viện Địa lý, Quyền Viện trưởng PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm cũng đã ký quyết định số 31/QĐ-VĐL, ngày 11/3/2014 cử TS. Uông Đình Khanh trưởng phòng Địa mạo-Địa động lực kiêm giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm.
  • Ngày 27/2/2014 Viện Địa lý sẽ tổ chức trao bằng cho các ...
    Theo Thông báo số 36/TB-ĐL ngày 14 tháng 2 năm 2014 của Viện Địa lý, 14h chiều ngày 27 tháng 2 năm 2014, tại Hội trường 803 nhà A27 Viện Địa lý, Cơ sở đào tạo tiến sĩ Viện sẽ tổ chức Lễ trao bằng cho các tân tiến sĩ nhận bằng năm 2013 và 2014 là các NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp viện tại cơ sở đào tạo năm 2013 và 2012.
  • Phòng Phân tích Thí nghiệm tổng hợp Địa lý đạt chứng chỉ ...
    Theo Quyết định số 38.2014 /QD-VPCNC ngày 22/1/2014 của Giám đốc Văn phòng Công nhận chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Phòng Phân tích thí nghiệm Tổng hợp Địa lý thuộc Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005 lĩnh vực Hóa, được phép mang số hiệu VILAS 715
Liên kết website khác