• Ứng dụng ảnh vệ tinh trong đánh giá một số đặc điểm ...
    Trong Chương trình Khoa học trọng điểm cấp nhà nước về Công nghệ vũ trụ, Viện Địa chất và Địa vật lý biển đã chủ trì đề tài “Ứng dụng ảnh vệ tinh trong đánh giá một số đặc điểm điều kiện tự nhiên và môi trường trên một số đảo lớn và vùng biển xung quanh thuộc quần đảo Trường Sa phục vụ phát triển kinh tế và đảm bảo quốc phòng - an ninh”, Mã số: VT/UD-04/14-15, do TS. Đỗ Huy Cường làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện trong thời gian 2 năm và được nghiệm thu cấp nhà nước vào ngày 15/9/2016, xếp loại Khá.
  • Viện Địa lý tổ chức chia tay cán bộ về nghỉ hưu ...
    Ngày 13 tháng 6 năm 2017, trong không khí thân mật, Ban lãnh đạo và tập thể Viện Địa lý đã tổ chức Lễ chia tay các cán bộ về nghỉ hưu theo chế độ Nhà nước (năm 2015-2016)
  • TS. Đào Đình Châm
    Bí thư Chi bộ, Viện trưởng Viện Địa lý, Trưởng phòng Địa lý Biển và Hải đảo.
  • Thông báo số 1 Về việc tổ chức Hội nghị Khoa học ...
    Chi đoàn TN Viện Địa lý xin gửi tới các cán bộ đoàn viên thanh niên của Viện Địa lý Thông báo số 1 Về việc Tổ chức Hội nghị Khoa học thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ XIV, năm 2016 của BCH đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • PGS. TSKH. Nguyễn Văn Cư, nhà khoa học với nhiều công trình ...
    Báo nhân dân (2006): Hơn 10 năm qua, với nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề khoa học - công nghệ thuộc các lĩnh vực về điều kiện tự nhiên tài nguyên và các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan; đánh giá và dự báo các biến động môi trường địa lý do tác động của quá trình tự nhiên và con người nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ của cả nước, Viện địa lý, trong đó có đóng góp to lớn của PGS, TSKH Nguyễn Văn Cư đã triển khai, thực hiện thành công hơn 20 đề tài, nhiệm vụ cấp Nhà nước và cấp Bộ.
  • Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào? ...
    2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn.
  • Bàn về tài nguyên không gian
    Không gian là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và đối với khoa học Địa lý nó là một thuật ngữ cơ hữu. Người ta thường nói đến không gian với những ngụ ý về cặp phạm trù “không gian và thời gian” (“Raum und Zeit” - Kant, Goethe), về không gian vũ trụ (l'espace cosmique), không gian Trái Đất (l'espace terrestre), không gian cư trú của nhân loại (écoumène), về khoảng cách, về một nơi chốn, một địa điểm, một không gian cần vượt qua hay cần chinh phục, không gian văn hóa, không gian kinh tế, không gian sinh tồn, v.v. Dù là dùng với nghĩa nào trong số nói trên, khái niệm này cũng hàm chứa khía cạnh có giá trị đối với con người (tức là về tài nguyên), đặc biệt là trong khái niệm về không gian địa lý với tư cách là phần bề mặt Trái Đất được con người sử dụng và sắp xếp, quy hoạch cho những hoạt động xã hội đa dạng và phức tạp của mình.
  • Tài nguyên vị thế các đảo ven bờ Nam Trung Bộ
    Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích sâu về các đảo ven bờ Nam Trung Bộ (NTB), một vùng biển mở với số lượng đảo không nhiều nhưng những giá trị về TNVT do chúng mang lại rất lớn.
Liên kết website khác