• Phòng Viễn thám, Bản đồ và Hệ thông tin địa lý
    Trưởng phòng: PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền; Địa chỉ: P.609&610, Nhà A27, Viện Địa lý.
  • Các công trình trong tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý ...
    Danh sách các công trình đăng trên tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII được Ban tổ chức Hội nghị tuyển chọn kỹ lưỡng từ các tác giả, tập thể tác giả đến từ các đơn vị trên cả nước như Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, Hội Địa lý Tp HCM, Viện Địa lý (Viện HLKH&CN Việt Nam), Khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội Địa lý Thái Nguyên, Hội Địa lý và Tài nguyên Thừa Thiên - Huế. Tuyển tập được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
  • Dư địa chí, một giá trị tiêu biểu
    Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi bị gièm pha phải về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng tấm lòng ông vẫn không quên việc nước. Sau khi Lê Thái Tông lên ngôi, ông lại được mời ra làm quan và được giao viết bộ Quốc thư bảo huấn, trong đó có Dư địa chí như là cuốn sách giáo khoa nhằm dạy cho nhà vua hiểu biết về đất nước, con người và các đặc sản của từng địa phương. Sách soạn xong, Nguyễn Trãi dâng lên, nhà vua rất tâm đắc, sai thợ khắc ván in để phổ biến
  • Nguyễn Trãi, nhà địa lý học lỗi lạc của dân tộc
    Nguyễn Trãi ngoài việc là một vị quan đầu triều, công lao to lớn khai quốc công thân của nhà Lê, ông còn là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam, là một nhà địa lý học lỗi lạc. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam, ông cũng là danh nhân văn hoá của Việt Nam và thế giới
  • Dư địa chí
    Dư địa chí 10/10/2014
    Dư địa chí (Hán tự: 輿地誌), còn gọi là Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí (抑齋遺集南越輿地誌), Đại Việt địa dư chí (大越地輿誌), An Nam vũ cống (安南禹貢), Nam Quốc vũ cống (南國禹貢), Lê triều cống pháp (黎朝貢法), là một cuốn sách viết bằng chữ Hán, ghi chép sơ lược về địa lý hành chính và tự nhiên của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, do Nguyễn Trãi (hiệu Ức Trai), một danh thần của nhà Hậu Lê, biên soạn vào năm 1435. Đây chính là tác phẩm "điạ lý học lịch sử đầu tiên của Việt Nam"
  • Giới thiệu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ ...
    Thực hiện kế hoạch Khoa học và Công nghệ năm học 2014 – 2015, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Địa lý Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với chủ đề “Địa lý Việt Nam trong chiến lược đổi mới, phát triển và hội nhập” nhằm tổng kết, đánh giá các kết quả nghiên cứu, đào tạo đã đạt được của các nhà địa lý cả nước trong những năm vừa qua, theo hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững – một hướng phát triển quan trọng của nước ta trong thế kỉ XXI và đồng thời thảo luận, đề xuất các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu cho mục đích phát triển ngành trong giai đoạn tới.
  • Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
  • Giới thiệu phòng truyền thống Viện Địa lý
    Trải qua hơn 40 năm lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển, Viện Địa lý ban đầu từ một tổ Địa lý sinh vật thuộc Ban Sinh vật - Địa học, thuộc Ủy ban khoa học kỹ thuật Nhà nước, chỉ với vài biên chế, lực lượng cán bộ mỏng, chuyên môn ít ỏi, nay đã trở thành một Viện nghiên cứu chuyên môn Địa lý học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với lực lượng nghiên cứu đông đảo, chuyên môn Địa lý sâu rộng. Trong quá trình đó, thành quả nghiên cứu khoa học cũng như những thành công khác của tập thể cán bộ Viện Địa lý đã được ghi nhận bằng những tấm huân chương, những lá cờ thi đua, những bằng khen, những chuyên khảo, những tập công trình, những cuốn sách khoa học hay những bằng công nhận về những đóng góp cho khoa học Địa lý nói riêng và khoa học nước nhà nói chung.
Liên kết website khác