• Nghiên cứu hàm lượng mùn trong một số loại đất phát triển ...
    Hàm lượng mùn trong đất có mối tương quan chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng đối với độ phì tự nhiên của đất, góp phần cải thiện các tính chất lý hóa và sinh học của đất. Mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật, quyết định đến sức sản xuất của đất [2], [3], [4], [5]. Trong điều kiện nhiệt đới gió mùa cao nguyên của tỉnh Đắk Lắk, dưới tác động của nhiệm độ và độ ẩm cao, mùn trong đất bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi. Đồng thời, với quá trình feralit chủ đạo, đây là nguyên nhân làm cho đất thường nghèo dinh dưỡng và có tính axit cao. Những yếu tố này đã tác động mạnh đến sự tích lũy cũng như thành phần của chất mùn trong đất. Cùng với tác động của yếu tố tự nhiên, các tác động của con người đã làm cho độ phì đất, đặc biệt là các loại đất phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá bazan (đất trên đá bazan) biến đổi theo chiều hướng xấu. Vì vậy, hàm lượng mùn trong các loại đất ở Đắk Lắk luôn biến động không ngừng.
  • Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn nước cho các hoạt động ...
    Mô hình SWAT ứng dụng cho lưu vực sông Mã cho kết quả phù hợp giữa tính toán và thực đo. Điều này thể hiện chế độ dòng chảy của lưu vực sông Mã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ mưa và tình hình khí hậu trên lưu vực và vấn đề sử dụng bản đồ sử dụng đất của năm 1999 và 2005 sát với thực tế.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Cán bộ trẻ Viện Địa lý bảo vệ đề tài khoa học ...
    Năm 2013, trong chương trình phát triển khoa học trẻ, Viện Địa lý có 10 nghiên cứu viên trẻ tuổi từ 28 đến 31 được hỗ trợ kinh phía và giao nhiệm vụ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở dành cho cán bộ trẻ.
  • Bảo vệ đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2013
    Sáng nay, ngày 25 tháng 12 năm 2013, tại phòng 301 Viện Địa lý, Hội đồng khoa học Viện đã tổ chức để các đề tài khoa học cấp cơ sở Viện Địa lý báo cáo kết quả thực hiện năm 2013
  • Lịch bảo vệ đề tài cơ sở năm 2013, Đề tài khoa ...
    Theo quyết định số 243/QĐ-ĐL ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Viện trưởng Viện Địa lý về việc Thành lập Hội đồng nghiệm thu Đề tài khoa học cấp cơ sở và nhiệm vụ khoa học trẻ năm 2013 của Viện Địa lý, Quyết định số 244/QĐ-ĐL ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Viện trưởng Viện Địa lý về việc thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2014, Hội đồng Khoa học Viện Địa lý Thông báo lịch bảo vệ đề tài khoa học cấp cơ sở và nhiệm vụ khoa học trẻ năm 2013, lịch bảo vệ đề cương đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2014 của Viện Địa lý như sau:
  • Một số hình ảnh của Hội nghị Quốc tế Địa thông tin ...
    Hội nghị Địa thông tin trong quản lý thiên tai ( GI4DM ) lần thứ 9 tổ chức tại Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau 3 ngày, 09-11 tháng 12 năm 2013 với sự tham dự của 31 nhà khoa học nước ngoài và 33 nhà khoa học trong nước, Hội nghị đã thành công tốt đẹp
  • Chuyên khảo "Địa mao Việt Nam: Cấu trúc - Tài nguyên - ...
    Sách do GS.TSKH Lê Đức An (chủ biên) và TS. Uông Đình Khanh biên soạn. Đây là cuốn sách đầu tiên và là một công trình cơ bản tổng kết khá đầy đủ về đặc điểm địa mạo lãnh thổ Việt Nam cả trên đất liền và Biển Đông; là kết quả dày công nghiên cứu của các tác giả, đặc biệt là của GS.TSKH Lê Đức An- người đã có trên 50 năm nghiên cứu, điều tra, khảo sát địa mạo Việt Nam.
Liên kết website khác