• Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Điện Biên ...
    Là một tỉnh miền núi phía tây bắc của Tổ quốc – địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên hùng vĩ, phong phú và đa dạng, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tỉnh Điện Biên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịck mạo hiểm, du lịch văn hóa lịch sử. Tuy nhiên trong xu thế biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và khu vực, thời gian gần đây ở tỉnh Điện Biên thường xảy ra một số tai biến thiên nhiên như mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống… ảnh hưởng đến đời sống người dân, gây thiệt hại lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động du lịch. Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu những biểu hiện BĐKH ở Điện Biên, phân tích những tác động của BĐKH đối với sự phát triển ngành du lịch và bước đầu đề xuất những biện pháp giảm thiểu tác hại xấu của thiên tai liên quan đến BĐKH góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái, tạo điều kiện để phát huy thế mạnh về du lịch của tỉnh Điện Biên.
  • Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ...
    Mặc dù trong nhiều năm qua, nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, nhưng tình hình khó khăn trong khai thác và sử dụng nước ở Tây Nguyên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng hạn hán, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra. Trong nghiên cứu này các tác giả sẽ phân tích tình hình nguồn nước, những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp giảm thiều.
  • Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
  • Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu Môi trường (lấy ví ...
    Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên trái đất từ hàng trăm năm nay như một sự cảnh tỉnh rằng: con người phải nghĩ cách khai thác, sử dụng thiên nhiên theo những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó đã xuất hiện một khái niệm tổng hợp là: tự nhiên - con người - môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con người trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo chiều hướng tích cực.
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Biến đổi khí hậu vùng trung Trung Bộ
    Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi về điều kiện khí quyển ở quy mô toàn cầu hoặc ở các vùng trong nhiều thời kỳ khác nhau, có thể từ hàng chục đến hàng triệu năm với biểu hiện có tính đặc thù và quan trọng nhất là sự nóng lên toàn cầu. Sự biến đổi của khí hậu mang tính tự nhiên là do quá trình động lực của trái đất và của năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, hiện tại nguyên nhân lớn nhất, chiếm tới 90% các nguyên nhân của BĐKH được xác định có liên quan đến hoạt động của con người. Các phát hiện khoa học chỉ ra rằng: Khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và CH4) là nguyên nhân chính dẫn đến BĐKH. Liên quan đến sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu thì lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán… cũng gia tăng cả về quy mô lẫn cường độ. Bên cạnh đó, mực nước biển gia tăng đã tác động trực tiếp đến các vùng biển ven bờ làm hiện tượng ngập lụt và xâm nhập mặn gia tăng. Nhiều vùng đất ven biển bị ngập và hàng ngàn ha rừng ngập mặn cũng bị mất.
  • Đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á ...
    Tây Nam Bộ là đồng bằng lớn ở phần tận cùng phía Nam đất nước. Với diện tích lên đến 40.000km2, châu thổ này là đứa con đẻ của sông lớn Cửu Long. Vùng đất này có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú và nền khí hậu điều hòa. Chế độ khí hậu liên quan với chế độ cận xích đạo gió mùa đặc sắc riêng, có sự khác biệt rõ rệt giữa hai mùa khô ẩm biểu hiện cả ở lượng mưa, số ngày mưa, lượng mây và độ ẩm tương đối. Khí hậu lại chính là nguồn tài nguyên thiết yếu ảnh hưởng đến phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng. Vùng đồng bằng ven biển số ngày nắng trên 200 ngày, trong đó có hơn 180 ngày có thời tiết thích hợp cho sức khỏe con người, thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng, luôn nằm ở vùng nhiệt độ dễ chịu đối với sức khỏe con người 20 – 250C, thoáng gió và trong lành nên có tác dụng làm dịu bệnh tật. Tiến hành đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á vùng Tây Nam Bộ là dựa trên những phân tích, tổng hợp các chỉ số về nhiệt, ẩm, áp suất, gió và xét đến cả các hiện tượng thời tiết đặc biệt để đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tài nguyên khí hậu thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng theo các ngưỡng: rất thích hợp, thích hợp, tương đối thích hợp, không thích hợp.
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp ...
    Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tính trên địa bàn cả nước, đến năm 2011, có gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Thời gian ngập lũ ở miền Trung có xu hướng tăng lên ...
    Thời gian qua, nhiều cơn bão đã đổ bộ vào các tỉnh miền Trung. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy, khi có mưa to, các tỉnh duyên hải miền Trung xuất hiện lũ và lũ rút chậm khiến hàng ngàn ngôi nhà chìm trong nước kéo dài
Liên kết website khác