• Trường Đại học KHTN - ĐH QGHN đăng cai tổ chức Hội ...
    Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) hình thành từ những 60 của thế kỷ trước và cho đến nay, GIS đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên toàn thế giới. Thực tế là gần như mọi hoạt động của con người đều gắn liền với một vị trí có tọa độ địa lý xác định. Để hỗ trợ việc ra quyết định trong các vấn đề phát sinh liên quan đến quy chiếu địa lý quy mô địa phương đến toàn cầu, GIS đã trở thành nền tảng công nghệ đặc biệt hữu dụng.
  • Đánh giá tình trạng canh tác đất nông nghiệp trong mùa khô ...
    Bài viết này trình bày về hướng tiếp cận sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat triết tách thông tin đánh giá sự biến động sử dụng đất và tập trung khai thác khía cạnh thực tế canh tác đất trong mùa khô, đánh giá năng lực thủy lợi, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển hệ thống thủy lợi, tăng cường khả năng canh tác và bảo vệ đất.
  • Bàn về tài nguyên không gian
    Không gian là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và đối với khoa học Địa lý nó là một thuật ngữ cơ hữu. Người ta thường nói đến không gian với những ngụ ý về cặp phạm trù “không gian và thời gian” (“Raum und Zeit” - Kant, Goethe), về không gian vũ trụ (l'espace cosmique), không gian Trái Đất (l'espace terrestre), không gian cư trú của nhân loại (écoumène), về khoảng cách, về một nơi chốn, một địa điểm, một không gian cần vượt qua hay cần chinh phục, không gian văn hóa, không gian kinh tế, không gian sinh tồn, v.v. Dù là dùng với nghĩa nào trong số nói trên, khái niệm này cũng hàm chứa khía cạnh có giá trị đối với con người (tức là về tài nguyên), đặc biệt là trong khái niệm về không gian địa lý với tư cách là phần bề mặt Trái Đất được con người sử dụng và sắp xếp, quy hoạch cho những hoạt động xã hội đa dạng và phức tạp của mình.
  • Tính đa dạng và sự phân bố địa lý bộ chua me ...
    Trong số 82 loài thuộc bộ Chua me đất (Oxalidales) của Việt Nam có 3 loài cây trồng (xem bảng 1). Trong số các khu vực phân bố tự nhiên, có 17 loài mới chỉ tìm thấy ở Việt Nam, chiếm 20,7% tổng số loài của bộ này. Tiếp theo, khu vực bán đảo Đông Dương - Nam Trung Hoa (ĐD-NTH) có 16 loài, chiếm 19,5%; khu vực lục địa châu Á nhiệt đới có 15 loài, chiếm 18,3% và khu vực bán đảo Đông Dương với 10 loài, chiếm 12,2% tổng số loài của bộ này ở Việt Nam, đó là những khu vực có số loài phân bố lớn hơn cả, chiếm hơn 70% tổng số loài bộ Chua me đất (Oxalidales) của Việt Nam. Qua đó có thể thấy vùng phân bố tập trung của bộ Chua me đất thông qua các loài có mặt ở Việt Nam chính là khu vực nhiệt đới châu Á.
  • Đà Nẵng quản lý cây xanh bằng hệ thống thông tin địa ...
    Thành phố Đà Nẵng ứng dụng thông tin địa lý GIS nhằm quản lý cây xanh với các dữ liệu như vị trí, chủng loại, tình trạng sâu bệnh, hạ tầng...
  • Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII
    Sáng nay, ngày 01/ 11/ 2014, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với tiêu đề "Địa lý Việt Nam trong chiến lược đổi mới, hội nhập và phát triển" đã long trọng diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì của Hội Địa lý Việt Nam kết hợp với Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh và Hội Địa lý Tp. Hồ Chí Minh. Hội nghị sẽ diễn ra trong 01 ngày tại Khách sạn Sen Việt, 33 Cao Thắng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Các công trình trong tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý ...
    Danh sách các công trình đăng trên tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII được Ban tổ chức Hội nghị tuyển chọn kỹ lưỡng từ các tác giả, tập thể tác giả đến từ các đơn vị trên cả nước như Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, Hội Địa lý Tp HCM, Viện Địa lý (Viện HLKH&CN Việt Nam), Khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội Địa lý Thái Nguyên, Hội Địa lý và Tài nguyên Thừa Thiên - Huế. Tuyển tập được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
  • Dư địa chí, một giá trị tiêu biểu
    Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi bị gièm pha phải về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng tấm lòng ông vẫn không quên việc nước. Sau khi Lê Thái Tông lên ngôi, ông lại được mời ra làm quan và được giao viết bộ Quốc thư bảo huấn, trong đó có Dư địa chí như là cuốn sách giáo khoa nhằm dạy cho nhà vua hiểu biết về đất nước, con người và các đặc sản của từng địa phương. Sách soạn xong, Nguyễn Trãi dâng lên, nhà vua rất tâm đắc, sai thợ khắc ván in để phổ biến
Liên kết website khác