• Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp ...
    Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tính trên địa bàn cả nước, đến năm 2011, có gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
  • Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng – kế sinh nhai ...
    DLST dựa vào cộng đồng là một dạng DLST trong điều kiện cộng đồng địa phương có thực quyền và tham gia vào quá trình phát triển và quản lý DLST, phần lớn lợi ích thuộc về họ. So sánh với DLST, theo Viện Nghiên cứu và Phát triển quốc tế (IIED), DLST dựa vào cộng đồng đề cập một cách rõ ràng hơn các hoạt động du lịch hay các tổ chức kinh doanh dựa vào cộng đồng địa phương, diễn ra trên chính mảnh đất của họ, dựa vào những đặc trưng và sức hút về tự nhiên và văn hóa của họ. Nếu cộng đồng bị tách ra khỏi tài nguyên thiên nhiên, ví dụ tách biệt với các hoạt động du lịch trong VQG hay KBTTN, thì dù họ có ở cận kề với các khu vực này, họ cũng khó có thể tự mình phát triển du lịch nếu mảnh đất mà họ sống không có gì đặc biệt.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013
    Đảng viên, cán bộ Viện Địa lý cần tham khảo Hiến pháp mới dựa trên Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua sáng 28/11/2013.
  • Lễ ra mắt trung tâm Nghiên cứu KARST và Hang động
    Được sự cho phép của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Công văn số 29/VHL-TCCB, ngày 7/1/2014) giao Viện Địa chất phối hợp với Viện Địa lý thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, ngày 18/2/2014, Viện trưởng Viện Địa chất TS. Trần Tuấn Anh đã ký quyết định số 22/QĐ-VĐC thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, đồng thời bổ nhiệm TS. Vũ Thị Minh Nguyệt làm Giám đốc Trung tâm. Về phía Viện Địa lý, Quyền Viện trưởng PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm cũng đã ký quyết định số 31/QĐ-VĐL, ngày 11/3/2014 cử TS. Uông Đình Khanh trưởng phòng Địa mạo-Địa động lực kiêm giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm.
  • Nghiên cứu xây Công viên địa chất tại Tuyên Quang
    ỉnh Tuyên Quang phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) hoàn thành “Đề cương nghiên cứu, xây dựng Công viên Địa chất Na Hang-Lâm Bình, Tuyên Quang" trình Chính phủ xem xét công nhận là Công viên địa chất Quốc gia
  • Viện Địa lý tổ chức lễ tổng kết công tác năm 2013 ...
    Trong không khí vui, trẻ, phấn khởi chuẩn bị đón xuân Giáp Ngọ, đặc biệt là sau thành công của lễ kỷ niệm hai mươi năm thành lập Viện, sang thứ sáu, ngày 17 tháng 1 năm 2014, Viện Địa lý tổ chức lễ tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch năm 2014.
  • Nghiệm thu đề tài khoa học: “Phát triển bền vững vùng Tây ...
    Ngày 31/ 3/ 2008, tại trụ sở của Viện (tầng 7, Toà nhà số 1, Liễu Giai-Hà Nội), Viện NC Môi trường và Phát triển bền vững đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học: “Phát triển bền vững vùng Tây Bắc: Xóa đói giảm nghèo, Bảo vệ tài nguyên nước”. Đây là một trong các đề tài nhánh thuộc hệ đề tài khoa học cấp Viện năm 2007 của Viện NC Môi trường và Phát triển bền vững.
  • Một số hình ảnh của Hội nghị Quốc tế Địa thông tin ...
    Hội nghị Địa thông tin trong quản lý thiên tai ( GI4DM ) lần thứ 9 tổ chức tại Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau 3 ngày, 09-11 tháng 12 năm 2013 với sự tham dự của 31 nhà khoa học nước ngoài và 33 nhà khoa học trong nước, Hội nghị đã thành công tốt đẹp
Liên kết website khác