• Hội nghị Khoa học Kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Hàn ...
    Hướng tới lễ Kỉ niệm 40 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngày 7/10/2015 tại Hội trường tầng 8 Viện Địa lý, Ban tổ chức Tiểu ban Các Khoa học Trái đất và Viện Địa lý phối hợp cùng Viện Địa chất tổ chức Hội nghị khoa học với các báo cáo, tham luận thuộc lĩnh vực Tiểu ban Các khoa học trái đất.
  • Chi bộ Viện Địa lý kết nạp 02 Đảng viên mới
    Nhằm phát huy sức chiến đấu của tổ chức Đảng, củng cố hoạt động của Chi bộ, việc phát triển Đảng luôn là hoạt động được chi bộ Viện Địa lý quan tâm, chú trọng. Ngày 30/9/2015, Chi Bô Viện Địa lý tổ chức kết nạp 2 đảng viên mới, bổ sung lực lượng đảng viên làm nhiệm vụ lãnh đạo, một của Ban lãnh đạo Viện Địa lý và một của phòng chuyên môn Địa lý Khí hậu.
  • Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường ĐH Công nghệ Suranaree ...
    13h30 ngày thứ ba, 29/09/2015, lễ kí kết thỏa thuận hợp tác giữa trường Đại học Công nghệ Suranaree (Thái Lan) và Viện Địa lý đã được tổ chức tại hội trường tầng 8 - Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
  • Viện Địa lý họp lấy phiếu tín nhiệm chức vụ Phó Viện ...
    9h00 sáng 12/08/2015, Viện Địa lý đã tổ chức cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Viện trưởng đối với đ/c Đào Đình Châm tại hội trường tầng 8 - Viện Địa lý.
  • Ứng dụng GIS trong quản lý và cung cấp thông tin hạ ...
    Đây là đề tài áp dụng cho tuyến đường Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ vừa được Sở KHCN TP.HCM tổ chức nghiệm thu hồi tháng 7/2015
  • Trường Đại học KHTN - ĐH QGHN đăng cai tổ chức Hội ...
    Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) hình thành từ những 60 của thế kỷ trước và cho đến nay, GIS đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên toàn thế giới. Thực tế là gần như mọi hoạt động của con người đều gắn liền với một vị trí có tọa độ địa lý xác định. Để hỗ trợ việc ra quyết định trong các vấn đề phát sinh liên quan đến quy chiếu địa lý quy mô địa phương đến toàn cầu, GIS đã trở thành nền tảng công nghệ đặc biệt hữu dụng.
  • Sách về Địa lý
    Trân trong giới thiệu nguồn thông tin rất bổ ích cho bạn đọc trên Maxreading
  • Việt Nam cần hóa giải “Lời nguyền Địa lý” như thế nào? ...
    2014 là một năm đầy thử thách với ngoại giao Việt Nam. Tháng 5, Bắc Kinh bất ngờ hạ đặt giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 và triển khai hơn một trăm tàu đủ loại để bảo vệ trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng lúc đó, các lực lượng Trung Quốc tiến hành một chiến dịch bồi đắp quy mô lớn để xây dựng 6 đảo nhân tạo trong vùng quần đảo Trường Sa để xây dựng các cơ sở hậu cần và đường băng dã chiến. Dù cho Việt Nam đã xử lý khéo léo, thành công khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981, nhưng sức mạnh ngày càng tăng và sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển Đông buộc các nhà hoạch định, các chiến lược gia của Việt Nam tiếp tục suy ngẫm và tranh luận về cục diện an ninh mới ở khu vực và đối sách của Việt Nam trước mắt và trong trung hạn.
  • Tác động của lũ lụt đến hoạt động nuôi trồng và khai ...
    Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG - CH) có diện tích khoảng 22.000ha,với nguồn tài nguyên thủy sinh vật phong phú và đóng vai trò rất quan trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản, giao thông đường thủy, du lịch, nông nghiệp, điều hoà khí hậu và môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH). Ước tính có khoảng 300.000 đến 350.000 người sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc vào nguồn lợi của vùng đầm phá, chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh.
  • Tính đa dạng và sự phân bố địa lý bộ chua me ...
    Trong số 82 loài thuộc bộ Chua me đất (Oxalidales) của Việt Nam có 3 loài cây trồng (xem bảng 1). Trong số các khu vực phân bố tự nhiên, có 17 loài mới chỉ tìm thấy ở Việt Nam, chiếm 20,7% tổng số loài của bộ này. Tiếp theo, khu vực bán đảo Đông Dương - Nam Trung Hoa (ĐD-NTH) có 16 loài, chiếm 19,5%; khu vực lục địa châu Á nhiệt đới có 15 loài, chiếm 18,3% và khu vực bán đảo Đông Dương với 10 loài, chiếm 12,2% tổng số loài của bộ này ở Việt Nam, đó là những khu vực có số loài phân bố lớn hơn cả, chiếm hơn 70% tổng số loài bộ Chua me đất (Oxalidales) của Việt Nam. Qua đó có thể thấy vùng phân bố tập trung của bộ Chua me đất thông qua các loài có mặt ở Việt Nam chính là khu vực nhiệt đới châu Á.
Liên kết website khác