• Giới thiệu Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Khoa học Địa ...
    Tiến tới Hội nghị toàn quốc Hội Địa lý Việt Nam khóa VI (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Hội Địa lý Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Hội Địa lý thành phố HCM long trọng tổ chức Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với chủ đề: “Khoa học Địa lý Việt Nam trong chiến lược Đổi Mới, Hội nhập và Phát triển”.
  • Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
  • Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
  • Viện Địa lý chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt ...
    Hưởng ứng chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5/2014 và kỷ niệm 39 năm thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hòa chung phong trào của Viện Hàn lâm KHCNVN Viện Địa lý cũng đã có các hoạt động văn nghệ, thể thao và khoa học chào mừng.
  • Tiếp cận địa lý học trong nghiên cứu Môi trường (lấy ví ...
    Các cuộc khủng hoảng sinh thái đã xảy ra ở nhiều vùng trên trái đất từ hàng trăm năm nay như một sự cảnh tỉnh rằng: con người phải nghĩ cách khai thác, sử dụng thiên nhiên theo những khả năng thực thụ của nó và để có một cuộc sống ổn định, con người phải tự tìm cách bảo vệ môi trường sống của chính mình. Từ thực tế đó đã xuất hiện một khái niệm tổng hợp là: tự nhiên - con người - môi trường. Đây là một mối quan hệ hữu cơ vô cùng phức tạp, là một sự tác động qua lại hết sức gắn bó với nhau và con người trở thành nhân tố quyết định cho sự tồn tại của mối quan hệ này theo chiều hướng tích cực.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp ...
    Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tính trên địa bàn cả nước, đến năm 2011, có gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
  • Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng – kế sinh nhai ...
    DLST dựa vào cộng đồng là một dạng DLST trong điều kiện cộng đồng địa phương có thực quyền và tham gia vào quá trình phát triển và quản lý DLST, phần lớn lợi ích thuộc về họ. So sánh với DLST, theo Viện Nghiên cứu và Phát triển quốc tế (IIED), DLST dựa vào cộng đồng đề cập một cách rõ ràng hơn các hoạt động du lịch hay các tổ chức kinh doanh dựa vào cộng đồng địa phương, diễn ra trên chính mảnh đất của họ, dựa vào những đặc trưng và sức hút về tự nhiên và văn hóa của họ. Nếu cộng đồng bị tách ra khỏi tài nguyên thiên nhiên, ví dụ tách biệt với các hoạt động du lịch trong VQG hay KBTTN, thì dù họ có ở cận kề với các khu vực này, họ cũng khó có thể tự mình phát triển du lịch nếu mảnh đất mà họ sống không có gì đặc biệt.
Liên kết website khác