• Khoáng sản rắn và dầu khí ở vùng biển nước ta
    Nước ta có vùng bờ biển dài hơn 3.260 km, tiềm năng khoáng sản dồi dào, có ý nghĩa rất to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo hướng bền vững. Theo Tổng cục B&HĐ Việt Nam, sau khi tiến hành điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực ĐCKS, địa chất môi trường độ sâu từ 30 m đến 100 m nước vùng bờ biển Việt Nam, các nhà khoa học đã phát hiện tiềm năng lớn tài nguyên ĐCKS rắn đáy biển và dầu khí có khả năng khai thác công nghiệp to lớn.
  • Ở đâu có thanh niên thì ở đó có hoạt động sáng ...
    Diễn đàn “Thanh niên sáng tạo” đã được tổ chức tại Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (Hà Nội) vào chiều ngày 28/8. Tham dự có đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư BCH Trung ương Đoàn; các đồng chí đại diện cho các Ban, đơn vị Trung ương Đoàn, các tỉnh, thành đoàn và Đoàn trực thuộc cùng 89 đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác.
  • Hiện trạng môi trường nước các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình ...
    Bài báo là một phần kết quả của đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố môi trường nền các huyện ven biển phục vụ thành lập mạng lưới quan trắc định kỳ và thường xuyên tại hai trạm quan trắc địa lý - môi trường Đồng Hới (Quảng Bình) và Cồn Vành (Thái Bình)”, mã số VAST05.04/13-14.
  • Viện Địa lý tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân Ất Mùi ...
    9h00 sáng thứ ba, ngày 24/02/2015 (Mùng 6 tết), Viện Địa lý đã tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015.
  • Dư địa chí, một giá trị tiêu biểu
    Khi Lê Thái Tổ mất, Nguyễn Trãi bị gièm pha phải về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng tấm lòng ông vẫn không quên việc nước. Sau khi Lê Thái Tông lên ngôi, ông lại được mời ra làm quan và được giao viết bộ Quốc thư bảo huấn, trong đó có Dư địa chí như là cuốn sách giáo khoa nhằm dạy cho nhà vua hiểu biết về đất nước, con người và các đặc sản của từng địa phương. Sách soạn xong, Nguyễn Trãi dâng lên, nhà vua rất tâm đắc, sai thợ khắc ván in để phổ biến
  • Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Nghiên cứu phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên ...
    Khí hậu là một thành phần quan trọng thành tạo nên các cảnh quan địa lý, mối quan hệ của khí hậu với các thành phần khác cùng với nhịp điệu mùa của khí hậu quyết định sự tồn tại và phát triển của các cảnh quan. Hệ thực vật nhiệt đới gió mùa (NĐGM) muôn màu muôn vẻ với sự luân phiên của các kiểu thảm thực vật, với sự đan xen của các loài thực vật trên một vùng lãnh thổ, đôi khi chỉ có thể dựa vào các kết quả nghiên cứu về điều kiện sinh khí hậu (SKH) mới có thể lý giải được. Hiện nay, khi mà những hoạt động sản xuất, khai thác nông lâm nghiệp của con người ngày càng mạnh mẽ thì việc tìm hiểu các quy luật hình thành, phát triển của các kiểu thảm thực vật (trên cơ sở nguồn gốc phát sinh) để hiểu biết hơn nữa những quy luật về diễn thế sinh thái của thảm thực vật lại càng thêm cần thiết. Các kết quả nghiên cứu SKH này cho ta những cơ sở khoa học trong việc việc đề xuất những định hướng phát triển sản xuất, bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lý, làm sao để việc sử dụng tài nguyên SKH cho phát triển nông lâm nghiệp được phù hợp với các quy luật của tự nhiên lãnh thổ và cũng chính là góp phần bảo vệ môi trường. Bài báo này trình bầy các kết quả nghiên cứu đặc điểm tài nguyên khí hậu, phân kiểu, phân loại SKH vùng Đông Bắc nhằm mục đích nghiên cứu đánh giá các điều kiện SKH phục vụ cho bố trí hợp lý, phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp địa phương.
  • Đánh giá khả năng đảm bảo nguồn nước cho các hoạt động ...
    Mô hình SWAT ứng dụng cho lưu vực sông Mã cho kết quả phù hợp giữa tính toán và thực đo. Điều này thể hiện chế độ dòng chảy của lưu vực sông Mã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chế độ mưa và tình hình khí hậu trên lưu vực và vấn đề sử dụng bản đồ sử dụng đất của năm 1999 và 2005 sát với thực tế.
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp ...
    Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tính trên địa bàn cả nước, đến năm 2011, có gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Liên kết website khác