• Mô hình xâm nhập mặn trong nước sông Trà Lý tỉnh Thái ...
    Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu các hiện tượng địa chất công trình động lực ảnh hưởng đến ổn định của đập ngăn mặn trên sông Hóa, sông Trà Lý tỉnh Thái Bình và hiện tượng xâm nhập mặn nhằm đề xuất chế độ hoạt động (đóng mở cống) phù hợp” Mã số VAST.NĐP.10/12-13 do PGS.TS. Nguyễn Văn Hoàng, Viện Địa chất làm chủ nhiệm đã xây dựng mô hình xâm nhập mặn chi tiết sông Trà Lý và sông Hóa tỉnh Thái Bình hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch khai thác nước nhạt phục vụ sinh hoạt và sản xuất của địa phương và cho công tác xây dựng chế độ vận hành thủ công hoặc tự động hệ thống điều khiển cống ngăn mặn khi được xây dựng đưa vào hoạt động.
  • Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
  • Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ...
    Mặc dù trong nhiều năm qua, nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, nhưng tình hình khó khăn trong khai thác và sử dụng nước ở Tây Nguyên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng hạn hán, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra. Trong nghiên cứu này các tác giả sẽ phân tích tình hình nguồn nước, những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp giảm thiều.
  • Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
  • Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường ...
    Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ
  • Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
    Biên niên các sự kiện chính liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, từ thế kỷ 19 đến nay
  • Lễ ra mắt trung tâm Nghiên cứu KARST và Hang động
    Được sự cho phép của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Công văn số 29/VHL-TCCB, ngày 7/1/2014) giao Viện Địa chất phối hợp với Viện Địa lý thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, ngày 18/2/2014, Viện trưởng Viện Địa chất TS. Trần Tuấn Anh đã ký quyết định số 22/QĐ-VĐC thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, đồng thời bổ nhiệm TS. Vũ Thị Minh Nguyệt làm Giám đốc Trung tâm. Về phía Viện Địa lý, Quyền Viện trưởng PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm cũng đã ký quyết định số 31/QĐ-VĐL, ngày 11/3/2014 cử TS. Uông Đình Khanh trưởng phòng Địa mạo-Địa động lực kiêm giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm.
Liên kết website khác