• Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Lễ ra mắt trung tâm Nghiên cứu KARST và Hang động
    Được sự cho phép của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Công văn số 29/VHL-TCCB, ngày 7/1/2014) giao Viện Địa chất phối hợp với Viện Địa lý thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, ngày 18/2/2014, Viện trưởng Viện Địa chất TS. Trần Tuấn Anh đã ký quyết định số 22/QĐ-VĐC thành lập Trung tâm Nghiên cứu Karst và Hang động, đồng thời bổ nhiệm TS. Vũ Thị Minh Nguyệt làm Giám đốc Trung tâm. Về phía Viện Địa lý, Quyền Viện trưởng PGS.TS Lại Vĩnh Cẩm cũng đã ký quyết định số 31/QĐ-VĐL, ngày 11/3/2014 cử TS. Uông Đình Khanh trưởng phòng Địa mạo-Địa động lực kiêm giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm.
  • Chuyên khảo "Địa mao Việt Nam: Cấu trúc - Tài nguyên - ...
    Sách do GS.TSKH Lê Đức An (chủ biên) và TS. Uông Đình Khanh biên soạn. Đây là cuốn sách đầu tiên và là một công trình cơ bản tổng kết khá đầy đủ về đặc điểm địa mạo lãnh thổ Việt Nam cả trên đất liền và Biển Đông; là kết quả dày công nghiên cứu của các tác giả, đặc biệt là của GS.TSKH Lê Đức An- người đã có trên 50 năm nghiên cứu, điều tra, khảo sát địa mạo Việt Nam.
  • Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện Địa chất và Địa ...
    Sáng ngày 9/10/2013 tại Hội trường lớn Viện HLKHCNVN, Viện Địa chất và Địa vật lý biển (Viện ĐC&ĐVLB) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Viện và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Tới dự buổi lễ, có GS. Dương Ngọc Hải - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Viện HLKHCNVN, các đại diện lãnh đạo Đảng ủy, BCH Công đoàn và Đoàn Thanh niên CSHCM, các Ban chức năng, đơn vị trực thuộc Viện HLKHCNVN. Buổi lễ còn vinh dự đón tiếp các đại diện lãnh đạo của các Bộ, ban, ngành, trường đại học, các nhà khoa học quốc tế có quan hệ hợp tác với Viện ĐC&ĐVLB. Cùng với sự tham dự đầy đủ của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chức Viện ĐC&ĐVLB qua các thời kỳ.
  • Nghiên cứu biển, đảo theo quan điểm địa lý tổng hợp
    Biển nước ta nằm trên đường giao thông biển quốc tế từ đông sang tây, từ bắc xuống nam, vì vậy có vị trí địa chính trị, địa lý quân sự hết sức quan trọng. Biển, đảo và quần đảo của nước ta có tầm quan trọng hết sức lớn đối với sự phát triển trường tồn của đất nước, nhất là trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước ngày nay.
  • Nguồn lợi rong biển quần đảo Trường Sa
    Rong biển, một nhóm thực vật bậc thấp sống ở biển, là một nguồn tài nguyên biển quan trọng. Từ lâu, rong biển đã được biết đến như một nguồn lợi thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh. Bên cạnh đó, rong biển còn làm nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp như thực phẩm, dệt may, mỹ phẩm, dược phẩm,..
  • 14 lần khảo sát và gần 250 km hang động trên lãnh ...
    Sau 21 năm hợp tác nghiên cứu giữa Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN với Hội hang động hoàng gia Anh (BCRA) đã có 14 đợt khảo sát được thực hiện, gần 250km hang động được khám phá trong đó có hang sông dài nhất thế giới (Khe Ry) và hang lớn nhất thế giới (Sơn Đoòng), đóng góp quan trọng trong xây dựng hồ sơ di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và quảng bá hình ảnh của Việt Nam tới trên 200 quốc gia và hàng triệu độc giả trên thế giới...
  • Hành trình hợp tác nghiên cứu hang động Việt Nam
    Hợp tác “ Thám hiểm và nghiên cứu hang động trong các vùng đá vôi ở Việt Nam” giữa trường Đại học Khoa học Tự nhiên (trước đây là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) và Hội Nghiên cứu Hang động Hoàng gia Anh (British Research Cave Association-BRCA) đã được chính thức thực hiện từ năm 1990...
  • Hang lớn nhất thế giới, Sơn Đoòng, được giới thiệu ở 60 ...
    Phóng sự khoa học đầu tiên trên thế giới làm bằng kỹ thuật 3D là về hang Sơn Đoòng của Việt Nam, sẽ được phát trên truyền hình 60 nước
Liên kết website khác