• Nghiên cứu, xây dựng công cụ hỗ trợ quản lý và khai ...
    Vệ tinh VNREDSat-1 là vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam. Từ khi chính thức vận hành, ngày 01 tháng 9 năm 2013, vệ tinh đã thu nhận được hàng chục nghìn cảnh ảnh, và như vậy, với tuổi đời theo thiết kế là 05 năm, vệ tinh sẽ chụp được hàng trăm nghìn cảnh ảnh trên khắp thế giới. Tuy nhiên, ảnh VNREDSat-1 lại không được thiết kế theo hệ thống tọa độ hàng cột như hệ thống K-J của ảnh SPOT, nên hiện nay chưa thể định danh được loại ảnh này. Điều đó gây khó khăn cho công tác tra cứu và quản lý dữ liệu ảnh. Hiện nay, để tra cứu tổng thể dữ liệu ảnh VNREDSat-1 chụp được, cần phải chia làm nhiều công đoạn tìm kiếm thủ công, tốn rất nhiều thời gian, công sức và rất dễ nhầm lẫn.
  • Hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 ...
    Theo chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chi ủy Viện Địa lý thực hiện công tác tuyên truyền "Kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946 - 19-12-2016)" đến toàn thể đảng viên, cán bộ, viên chức trong và ngoài Viện Địa lý thông qua các hoạt động tuyên tuyền gồm băng rôn, khẩu hiệu và trang thông tin điện tử. Để ôn lại những mốc son trong lịch sử 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Toàn quốc Kháng chiến - 19/12/1946, chúng ta cùng nhìn lại bối cảnh lịch sử dẫn đến chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến, toàn văn lời kêu gọi "Toàn quốc Kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự hưởng ứng nhiệt liệt của đông đảo và toàn bộ các tầng lớp nhân dân để hướng đến thắng lợi vẻ vang trước Thực dân Pháp xâm lược.
  • Hội thảo Quốc tế "Quan trắc trái đất để nghiên cứu các ...
    Sáng nay, 22 tháng 7 năm 2016, tại Viện Địa lý đã diễn ra Hội thảo Quốc tế "Quan trắc trái đất để nghiên cứu các tai biến khí tượng thủy văn" do Viện Địa lý phối hợp với Hội Quan trắc Trái đất Đài Loan (TGEO) tổ chức. Tới dự Hội thảo có đông đủ các nhà khoa học trong lĩnh vực khí tượng - thủy văn, Viễn thám, GIS và các vấn đề liên quan của Viện Địa lý, Viện Công nghệ Vũ Trụ, Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng với các chuyên gia đến từ trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Khoa Địa lý) - Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Thông báo số 1 Về việc tổ chức Hội nghị Khoa học ...
    Chi đoàn TN Viện Địa lý xin gửi tới các cán bộ đoàn viên thanh niên của Viện Địa lý Thông báo số 1 Về việc Tổ chức Hội nghị Khoa học thanh niên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam lần thứ XIV, năm 2016 của BCH đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Viện Địa lý trao đổi hợp tác với trường Đại học Khoa ...
    15h chiều ngày 06/04/2016, Viện Địa lý đã có buổi làm việc để bàn về việc trao đổi và hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo với trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH).
  • Kỹ sư Nguyễn Văn Mạnh tiếp tục được nhận học bổng từ ...
    Kết thúc Khóa học thứ 20 về Viễn thám và GIS của CSSTE-AP, kỹ sư Nguyễn Văn Mạnh là 1 trong 3 học viên xuất sắc nhất, tiếp tục giành được nguồn kinh phí hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc trong vòng 6 tháng để hoàn thành và bảo vệ luận văn Thạc sĩ tại Viện Viễn thám Ấn Độ trong thời gian tới
  • Họp giao ban mở rộng quý IV năm 2015
    Sáng ngày 03/11/2015, Ban lãnh đạo Viện Địa lý đã tổ chức Họp giao ban mở rộng quý VI năm 2015 để tổng kết các hoạt động của Viện trong quý III và kết hoạch hoạt động quý IV, tổng kết năm 2015
  • Viện Địa lý họp lấy phiếu tín nhiệm chức vụ Phó Viện ...
    9h00 sáng 12/08/2015, Viện Địa lý đã tổ chức cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm nhân sự giữ chức vụ Phó Viện trưởng đối với đ/c Đào Đình Châm tại hội trường tầng 8 - Viện Địa lý.
  • Trường Đại học KHTN - ĐH QGHN đăng cai tổ chức Hội ...
    Hệ thống thông tin địa lý (GIS - Geographic Information System) hình thành từ những 60 của thế kỷ trước và cho đến nay, GIS đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trên toàn thế giới. Thực tế là gần như mọi hoạt động của con người đều gắn liền với một vị trí có tọa độ địa lý xác định. Để hỗ trợ việc ra quyết định trong các vấn đề phát sinh liên quan đến quy chiếu địa lý quy mô địa phương đến toàn cầu, GIS đã trở thành nền tảng công nghệ đặc biệt hữu dụng.
  • Bàn về tài nguyên không gian
    Không gian là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và đối với khoa học Địa lý nó là một thuật ngữ cơ hữu. Người ta thường nói đến không gian với những ngụ ý về cặp phạm trù “không gian và thời gian” (“Raum und Zeit” - Kant, Goethe), về không gian vũ trụ (l'espace cosmique), không gian Trái Đất (l'espace terrestre), không gian cư trú của nhân loại (écoumène), về khoảng cách, về một nơi chốn, một địa điểm, một không gian cần vượt qua hay cần chinh phục, không gian văn hóa, không gian kinh tế, không gian sinh tồn, v.v. Dù là dùng với nghĩa nào trong số nói trên, khái niệm này cũng hàm chứa khía cạnh có giá trị đối với con người (tức là về tài nguyên), đặc biệt là trong khái niệm về không gian địa lý với tư cách là phần bề mặt Trái Đất được con người sử dụng và sắp xếp, quy hoạch cho những hoạt động xã hội đa dạng và phức tạp của mình.
Liên kết website khác