• Tác động của lũ lụt đến hoạt động nuôi trồng và khai ...
    Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG - CH) có diện tích khoảng 22.000ha,với nguồn tài nguyên thủy sinh vật phong phú và đóng vai trò rất quan trọng đối với nuôi trồng thuỷ sản, giao thông đường thủy, du lịch, nông nghiệp, điều hoà khí hậu và môi trường của tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH). Ước tính có khoảng 300.000 đến 350.000 người sống hoàn toàn hoặc một phần phụ thuộc vào nguồn lợi của vùng đầm phá, chiếm gần 1/3 dân số toàn tỉnh.
  • Đánh giá độ phì tự nhiên của đất Bazan tỉnh Đắk Lắk ...
    Dưới tác động của các quá trình thổ nhưỡng và sau chu kỳ dài độc canh các cây công nghiệp dài ngày, với mức độ thâm canh cao, chất hữu cơ và nguồn dinh dưỡng trong đất bị cạn kiệt, độ xốp giảm khiến độ phì tự nhiên và khả năng sản xuất của đất giảm sút nghiêm trọng. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng hệ thống FCC để đánh giá độ phì tự nhiên của đất bazan ở Đắk Lắk làm cơ sở xác định các yếu tố giới hạn trong sử dụng đất canh tác nông nghiệp.
  • Đánh giá tình trạng canh tác đất nông nghiệp trong mùa khô ...
    Bài viết này trình bày về hướng tiếp cận sử dụng tư liệu ảnh vệ tinh Landsat triết tách thông tin đánh giá sự biến động sử dụng đất và tập trung khai thác khía cạnh thực tế canh tác đất trong mùa khô, đánh giá năng lực thủy lợi, làm cơ sở cho việc định hướng phát triển hệ thống thủy lợi, tăng cường khả năng canh tác và bảo vệ đất.
  • Bàn về tài nguyên không gian
    Không gian là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học và đối với khoa học Địa lý nó là một thuật ngữ cơ hữu. Người ta thường nói đến không gian với những ngụ ý về cặp phạm trù “không gian và thời gian” (“Raum und Zeit” - Kant, Goethe), về không gian vũ trụ (l'espace cosmique), không gian Trái Đất (l'espace terrestre), không gian cư trú của nhân loại (écoumène), về khoảng cách, về một nơi chốn, một địa điểm, một không gian cần vượt qua hay cần chinh phục, không gian văn hóa, không gian kinh tế, không gian sinh tồn, v.v. Dù là dùng với nghĩa nào trong số nói trên, khái niệm này cũng hàm chứa khía cạnh có giá trị đối với con người (tức là về tài nguyên), đặc biệt là trong khái niệm về không gian địa lý với tư cách là phần bề mặt Trái Đất được con người sử dụng và sắp xếp, quy hoạch cho những hoạt động xã hội đa dạng và phức tạp của mình.
  • Hiện trạng môi trường nước các huyện ven biển tỉnh Quảng Bình ...
    Bài báo là một phần kết quả của đề tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam “Nghiên cứu, đánh giá các yếu tố môi trường nền các huyện ven biển phục vụ thành lập mạng lưới quan trắc định kỳ và thường xuyên tại hai trạm quan trắc địa lý - môi trường Đồng Hới (Quảng Bình) và Cồn Vành (Thái Bình)”, mã số VAST05.04/13-14.
  • Tính đa dạng và sự phân bố địa lý bộ chua me ...
    Trong số 82 loài thuộc bộ Chua me đất (Oxalidales) của Việt Nam có 3 loài cây trồng (xem bảng 1). Trong số các khu vực phân bố tự nhiên, có 17 loài mới chỉ tìm thấy ở Việt Nam, chiếm 20,7% tổng số loài của bộ này. Tiếp theo, khu vực bán đảo Đông Dương - Nam Trung Hoa (ĐD-NTH) có 16 loài, chiếm 19,5%; khu vực lục địa châu Á nhiệt đới có 15 loài, chiếm 18,3% và khu vực bán đảo Đông Dương với 10 loài, chiếm 12,2% tổng số loài của bộ này ở Việt Nam, đó là những khu vực có số loài phân bố lớn hơn cả, chiếm hơn 70% tổng số loài bộ Chua me đất (Oxalidales) của Việt Nam. Qua đó có thể thấy vùng phân bố tập trung của bộ Chua me đất thông qua các loài có mặt ở Việt Nam chính là khu vực nhiệt đới châu Á.
  • UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang
    Trong khuôn khổ đề tài hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng “Xây dựng hồ sơ khu dự trữ sinh quyển thế giới Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà”. Mã số VAST.NĐP.13/13-14 thực hiện 2013-2014. Sau thời gian triển khai đề tài, thông qua hội thảo khoa học các cấp tháng 9 năm 2014, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với Vườn quốc gia Bi Đoup Núi Bà đã hoàn thiện hồ sơ và đệ trình lên Hội đồng Điều phối Quốc tế Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO (ICC/MAB).
Liên kết website khác