• Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
  • Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Điện Biên ...
    Là một tỉnh miền núi phía tây bắc của Tổ quốc – địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên hùng vĩ, phong phú và đa dạng, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tỉnh Điện Biên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịck mạo hiểm, du lịch văn hóa lịch sử. Tuy nhiên trong xu thế biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và khu vực, thời gian gần đây ở tỉnh Điện Biên thường xảy ra một số tai biến thiên nhiên như mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống… ảnh hưởng đến đời sống người dân, gây thiệt hại lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động du lịch. Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu những biểu hiện BĐKH ở Điện Biên, phân tích những tác động của BĐKH đối với sự phát triển ngành du lịch và bước đầu đề xuất những biện pháp giảm thiểu tác hại xấu của thiên tai liên quan đến BĐKH góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái, tạo điều kiện để phát huy thế mạnh về du lịch của tỉnh Điện Biên.
  • Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
  • Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ...
    Mặc dù trong nhiều năm qua, nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, nhưng tình hình khó khăn trong khai thác và sử dụng nước ở Tây Nguyên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng hạn hán, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra. Trong nghiên cứu này các tác giả sẽ phân tích tình hình nguồn nước, những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp giảm thiều.
  • Diễn biến phát triển nông nghiệp của tỉnh Kon Tum trong giai ...
    Trong những năm vừa qua (2005-2011) ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối ổn định giữa các năm. Tuy vậy, trong đó, ngành lâm nghiệp do tác động của chính sách đóng cửa rừng nên suốt từ năm 2005 đến năm 2011 luôn có tốc độ tăng không cao. Riêng ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2011 tương đối cao (9,1%).
  • Bước đầu phân vùng địa mạo sinh thái tỉnh Nghệ An
    Địa mạo sinh thái (ĐMST) là hướng nghiên cứu khá mới, mang tính chất liên ngành, đa ngành, có cơ hội giải quyết bài toán tổng hợp mối tương tác giữa các thực thể tự nhiên với nhau và với các yếu tố kinh tế - xã hội để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo này góp phần tổng hợp lịch sử phát triển của hướng nghiên cứu địa mạo sinh thái, đồng thời áp dụng hướng nghiên cứu này tại tỉnh Nghệ An. Kết quả đã phân chia lãnh thổ tỉnh thành 6 vùng địa mạo sinh thái và bước đầu đề xuất một số định hướng sử dụng bền vững lãnh thổ theo vùng.
Liên kết website khác