• Hội thảo các nước ASEAN về vệ tinh quan sát Trái đất ...
    Kế thừa và phát huy kết quả các hội thảo và chương trình hợp tác trước đây của các nước ASEAN trong lĩnh vực vệ tinh viễn thám và trạm mặt đất, trên tinh thần hướng tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và kỷ niệm 20 năm Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN, ngày 13/11/2014 Viện Hàn lâm KHCNVN đã giao cho Ban Quản lý Dự án Vệ tinh nhỏ phối hợp với Cục Viễn thám Quốc gia – Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam tổ chức “Hội thảo các nước ASEAN về vệ tinh quan sát Trái đất và trạm thu lần thứ 3”. Hội thảo được tổ chức còn có sự tài trợ của tập đoàn Airbus Defense and Space của Cộng hòa Pháp.
  • Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
  • Những mâu thuẫn xuyên biên giới  trong sử dụng nước mặt ...
    Tài nguyên nước lưu vực sông Sê San - Srêpok có tiềm năng lớn, nhu cầu sử dụng cao và đa dạng, tuy nhiên hiện nay việc quản lý còn nhiều tồn tại ngay từ khâu quy hoạch phát triển đến khai thác sử dụng và đang gây ra nhiều mâu thuẫn làm giảm hiệu quả khai thác, gây cạn kiệt và xuống cấp tài nguyên nước.
  • Đánh giá các mâu thuẫn trong việc khai thác sử dụng nước ...
    Mặc dù trong nhiều năm qua, nhà nước và nhân dân đã đầu tư xây dựng nhiều hệ thống thủy lợi, thủy điện, cấp nước sinh hoạt, nhưng tình hình khó khăn trong khai thác và sử dụng nước ở Tây Nguyên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Tình trạng hạn hán, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra. Trong nghiên cứu này các tác giả sẽ phân tích tình hình nguồn nước, những mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên nước ở Tây Nguyên và đề xuất những giải pháp giảm thiều.
  • Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tỉnh Quảng ...
    Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc và nằm trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với 250 km đường bờ biển, trong đó có 40.000 ha bãi triều và trên 20.000 ha eo vịnh, 2.077 hòn đảo [1], [3]. Vì vậy, Quảng Ninh là một trong số các địa phương hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho phát triển kinh tế biển nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tài nguyên biển đảo hiện có.
  • Tiếp cận đánh giá nhạy cảm hoang mạc hóa bằng phân tích ...
    Cách tiếp cận nhạy cảm hoang mạc hóa (ESA) không những mô tả tình trạng hoang mạc hóa của mỗi khu vực mà còn cho phép xác định các nhân tố hạn chế và cải tạo được tình trạng hoang mạc hóa bởi cách tiếp cận theo quan điểm địa lý tổng hợp và được phân tích theo phương pháp đa chi tiêu dưới góc độ các chỉ số chất lượng: chỉ số chất lượng khí hậu (CQI); chỉ số chất lượng đất (SQI); chỉ số chất lượng thảm thực vật (VQI) và chỉ số chất lượng quản lý (MQI). Bình Thuận đã và đang chịu ảnh hưởng bởi quá trình hoang mạc hóa, có tới 14,4% diện tích vùng ven biển chạm tới giới hạn nhạy cảm nghiêm trọng và 82.4% diện tích nằm trong mức độ có nguy cơ và phần ít còn lại trong giới hạn tiềm năng. Chính năng lực của con người trong việc phát triển hệ thống tưới và phân bố nguồn nước; cũng như trồng và quản lý bảo vệ rừng chính là các yếu tố chính hạn chế và làm sống lại nhiều vùng đất bị hoang mạc hóa.
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp ...
    Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tính trên địa bàn cả nước, đến năm 2011, có gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
  • Một số vấn đề Địa lý học  đới bờ biển Việt ...
    Nghiên cứu đặc điểm cơ bản của ĐBB Việt Nam về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, và kinh tế-xã hội cho thấy sự phân hóa mạnh mẽ của các yếu tố đó trong không gian đới bờ. Với tư cách là những vấn đề địa lý học cơ bản cần đặt ra nghiên cứu hiện nay đối với ĐBB Việt Nam đã đề cập đến ba nội dung là các dạng tài nguyên đặc thù, tai biến thiên nhiên, và vấn đề quy hoạch sử dụng và bảo tồn ĐBB
  • Thông báo về việc tổ chức Hội thảo nhóm các nhiệm vụ ...
    Ngày 2/1/2014, Ban chủ nhiệm Chương trình Tây Nguyên 3 ra Quyết định số 01/QĐ-CTTN3 về việc tổ chức Hội thảo nhóm các nhiệm vụ khoa học xã hội thuộc Chương trình Tây Nguyên 3.
Liên kết website khác