• Chỉ thị số 36-CT/TW2014 của Bộ chính trị về Đại hội Đảng ...
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng sẽ được tổ chức vào quý I-2016, đây là sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với đất nước. Đại hội tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2010 - 2015, xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những năm tiếp theo, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bầu Ban Chấp hành Trung ương, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
  • Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII
    Sáng nay, ngày 01/ 11/ 2014, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với tiêu đề "Địa lý Việt Nam trong chiến lược đổi mới, hội nhập và phát triển" đã long trọng diễn ra tại Tp. Hồ Chí Minh dưới sự chủ trì của Hội Địa lý Việt Nam kết hợp với Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh và Hội Địa lý Tp. Hồ Chí Minh. Hội nghị sẽ diễn ra trong 01 ngày tại Khách sạn Sen Việt, 33 Cao Thắng, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Các công trình trong tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý ...
    Danh sách các công trình đăng trên tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII được Ban tổ chức Hội nghị tuyển chọn kỹ lưỡng từ các tác giả, tập thể tác giả đến từ các đơn vị trên cả nước như Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, Hội Địa lý Tp HCM, Viện Địa lý (Viện HLKH&CN Việt Nam), Khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội Địa lý Thái Nguyên, Hội Địa lý và Tài nguyên Thừa Thiên - Huế. Tuyển tập được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
  • Tóm tắt kết quả hoạt động đề tài "Nghiên cứu đánh giá, ...
    Đề tài: Nghiên cứu đánh giá, phân loại thảm thực vật rừng dễ cháy và đề xuất các giải pháp kiểm soát cháy rừng và giảm thiểu ô nhiễm khói mù tỉnh Đắk Lắk. Mã số VAST05.02/12-13 do TS. Lưu Thế Anh làm chủ nhiệm đã được nghiệm thu, sau đây là tóm tắt một số kết quả chính của đề tài.
  • Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
Liên kết website khác