• Các công trình trong tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý ...
    Danh sách các công trình đăng trên tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII được Ban tổ chức Hội nghị tuyển chọn kỹ lưỡng từ các tác giả, tập thể tác giả đến từ các đơn vị trên cả nước như Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, Hội Địa lý Tp HCM, Viện Địa lý (Viện HLKH&CN Việt Nam), Khoa Địa lý Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hội Địa lý Thái Nguyên, Hội Địa lý và Tài nguyên Thừa Thiên - Huế. Tuyển tập được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
  • Giới thiệu Tuyển tập báo cáo tại Hội nghị Khoa học Địa ...
    Tiến tới Hội nghị toàn quốc Hội Địa lý Việt Nam khóa VI (nhiệm kỳ 2015 - 2020), Hội Địa lý Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Hội Địa lý thành phố HCM long trọng tổ chức Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với chủ đề: “Khoa học Địa lý Việt Nam trong chiến lược Đổi Mới, Hội nhập và Phát triển”.
  • Giới thiệu Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ ...
    Thực hiện kế hoạch Khoa học và Công nghệ năm học 2014 – 2015, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Địa lý Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII với chủ đề “Địa lý Việt Nam trong chiến lược đổi mới, phát triển và hội nhập” nhằm tổng kết, đánh giá các kết quả nghiên cứu, đào tạo đã đạt được của các nhà địa lý cả nước trong những năm vừa qua, theo hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững – một hướng phát triển quan trọng của nước ta trong thế kỉ XXI và đồng thời thảo luận, đề xuất các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu cho mục đích phát triển ngành trong giai đoạn tới.
  • Phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế:  thực ...
    Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã - hội đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành nông - lâm nghiệp ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy chỉ chiếm 9,9% trong tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh trong năm 2011 nhưng ngành vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Ngành nông - lâm nghiệp đã đạt nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu giải quyết như: Cơ cấu ngành có sự chuyển dịch nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao gấp nhiều lần so với lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế; Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm ưu thế với cây trồng chủ yếu là lúa; Chăn nuôi còn ở tình trạng nhỏ, lẻ, chưa được đầu tư nhiều; Ngành lâm nghiệp còn nặng về khai thác rừng; Chất lượng lao động trong ngành nông - lâm nghiệp còn thấp; Tài nguyên đất bị suy giảm, khí hậu diễn biến thất thường và tình trạng thiếu nước ngọt… Để giải quyết những vấn đề trên cần áp dụng hệ thống giải pháp về quản lí tài nguyên, nâng cao chất lượng lao động, đầu tư vốn, kỹ thuật…
  • Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Điện Biên ...
    Là một tỉnh miền núi phía tây bắc của Tổ quốc – địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người, có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên hùng vĩ, phong phú và đa dạng, có di tích lịch sử Điện Biên Phủ gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tỉnh Điện Biên có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịck mạo hiểm, du lịch văn hóa lịch sử. Tuy nhiên trong xu thế biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và khu vực, thời gian gần đây ở tỉnh Điện Biên thường xảy ra một số tai biến thiên nhiên như mưa lớn, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống… ảnh hưởng đến đời sống người dân, gây thiệt hại lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, trong đó có hoạt động du lịch. Báo cáo này trình bày kết quả nghiên cứu những biểu hiện BĐKH ở Điện Biên, phân tích những tác động của BĐKH đối với sự phát triển ngành du lịch và bước đầu đề xuất những biện pháp giảm thiểu tác hại xấu của thiên tai liên quan đến BĐKH góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái, tạo điều kiện để phát huy thế mạnh về du lịch của tỉnh Điện Biên.
  • Diễn biến phát triển nông nghiệp của tỉnh Kon Tum trong giai ...
    Trong những năm vừa qua (2005-2011) ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân tương đối ổn định giữa các năm. Tuy vậy, trong đó, ngành lâm nghiệp do tác động của chính sách đóng cửa rừng nên suốt từ năm 2005 đến năm 2011 luôn có tốc độ tăng không cao. Riêng ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2011 tương đối cao (9,1%).
  • Tài nguyên vị thế các đảo ven bờ Nam Trung Bộ
    Trong bài viết này chúng tôi sẽ phân tích sâu về các đảo ven bờ Nam Trung Bộ (NTB), một vùng biển mở với số lượng đảo không nhiều nhưng những giá trị về TNVT do chúng mang lại rất lớn.
  • Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển rừng ngập ...
    Rừng ngập mặn chiếm diện tích không nhiều ở các tỉnh duyên hải từ Quảng Ninh đến Hà Tĩinh song có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái và bảo vệ các giá trị tạo dựng của con người. Phát triển và bảo vệ RNM, một vấn đề rất cần thiết có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững ở đây, cần phải quan tâm tới nhiều điều kiện trong đó có đặc thù khí hậu vùng. Đánh giá về mức độ thuận lợi và khó khăn do khí hậu đối với phát triển RNM được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng rừng ngập mặn, phân tích tổng hợp số liệu khí hậu các trạm khí tượng trong vùng, phân tích tổng hợp điều kiện sinh khí hậu với các ngưỡng sinh thái. Kết quả cho thấy xét tổng thể toàn vùng từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh, chế độ nhiệt, chế độ mưa ẩm, về cơ bản, cho phép phát triển rừng ngập mặn song chỉ có Bắc Quảng Ninh và Hà Tĩnh là có điều kiện mưa ẩm tối ưu. Tác động bất lợi chung cho thực vật ngập mặn ở đây là biên độ nhiệt năm lớn, tác động phá hủy của bão và áp thấp nhiệt đới. Theo điều kiện sinh khí hậu, toàn vùng có thể chia thành 3 khu vực với những bất lợi riêng cần lưu ý khi phát triển rừng ngập mặn: khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng với điều kiện thời tiết lạnh, sương muối; khu vực đồng bằng Thái Bình - Ninh Bình với điều kiện khô hạn, thời tiết lạnh, thời tiết nóng song cũng ở mức độ vừa phải; khu vực Thanh Hóa - Hà Tĩnh với điều kiện thời tiết nóng và thêm vào đó là điều kiện khô hạn đối với phần Thanh Hóa - Nghệ An.
  • Ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình - thực trạng và giải pháp ...
    Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản) đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và ổn định chính trị- xã hội đối với Việt Nam nói chung và từng địa phương nói riêng. Tính trên địa bàn cả nước, đến năm 2011, có gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và 50% số lao động nông thôn là lao động nông nghiệp. Việc phát triển nông nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là công cụ, giải pháp hiệu quả nhất của Đảng và Chính phủ trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường, thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.
Liên kết website khác